leftcenterrightdel
Sông Mã chảy qua Thanh Hóa nhiều đoạn trơ đáy vì khô hạn nắng nóng.

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 17 nguồn phát điện đang hoạt động, với tổng công suất 2.485,2 MW. Trong đó, có 11 nhà máy thủy điện, 2 nhà máy nhiệt điện, 3 nhà máy điện sinh kế và 1 nhà máy điện mặt trời.

Do thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài nên lượng nước đổ về các hồ chứa thủy điện rất thấp, làm sản lượng phát điện của 11 nhà máy thủy điện trên địa bàn chỉ đạt từ 35 - 50% so với cùng kỳ.

Qua ghi nhận, dọc tuyến sông Mã chảy qua địa bàn tỉnh, nơi đặt nhiều nhà máy thủy điện lớn đang lâm vào tình trạng cạn kiệt nguồn nước. Thậm chí, thời gian gần đây nhiều đoạn sông trơ đáy vì nắng nóng, khô hạn.

leftcenterrightdel
 Sản lượng phát điện của 11 nhà máy thủy điện trên địa bàn chỉ đạt từ 35 - 50% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, tổ máy số 2 (có công suất 600 MW) của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 (do Tổng Công ty Điện lực KEPCO, Hàn Quốc và Tập đoàn Marubeni, Công ty Điện lực Tohuku, Nhật Bản làm chủ đầu tư. Với tổng vốn đầu tư gần 2,8 tỷ USD, Công suất tinh 1.200 MW) gặp sự cố kỹ thuật từ ngày 4/5, và dự kiến đến tháng 7 mới khắc phục xong, đã làm ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng cung cấp điện lên hệ thống lưới điện quốc gia.

Đặc biệt, từ tháng 5 cho đến những ngày đầu tháng 6 là đợt cao điểm nắng nóng của mùa hè 2023, Thanh Hóa là một trong những địa phương nắng nóng gay gắt, nền nhiệt độ có thời điểm lên đến 40 độ C, khiến sản lượng tiêu thụ điện trên địa bàn tỉnh liên tục tăng mạnh. 

Công suất tiêu thụ điện vào các giờ cao điểm trung bình toàn tỉnh là khoảng 1.250 - 1.300 MW, đặc biệt vào ngày 1/6 công suất đỉnh lên tới 1.410 MW, vượt quá khả năng cung cấp điện của hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bảo Châu