Báo cáo của UBND huyện Tuy An, cho biết, khu vực ven đầm Ô Loan hiện có khoảng 221 trường hợp lấn chiếm hơn 28.000m2 đất để xây nhà ở và các công trình trái phép; 198 trường hợp lấn chiếm gần 9.000m2 đất để xây dựng lán trại nuôi tôm. Kéo theo là vấn nạn san ủi, mua bán trái phép đất rừng phòng hộ và bãi bồi ven đầm diễn ra trong nhiều năm qua.

Khu vực mặt nước hiện có đến 752 hộ nuôi trên diện tích hơn 430 ha, trong khi  chỉ có 65,7ha có quyết định giao đất.

leftcenterrightdel
Khoảng 1/4 diện tích mặt nước danh thắng quốc gia đầm Ô Loan đã bị bao chiếm để nuôi trồng thủy sản. 

Tình trạng nuôi trồng thủy sản tràn lan, tự phát và không kiểm soát được đang khiến cảnh quan thắng cảnh bị phá vỡ, nhếch nhác, ô nhiễm môi trường nguồn nước gia tăng.

Sau khi thị sát thực địa tại đầm Ô Loan mới đây, lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã yêu cầu các sở, ngành hũu quan và huyện Tuy An giải quyết dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất trái phép; mặt khác không cho phép xây mới trong phạm vi thắng cảnh để chờ quy hoạch chi tiết.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh nhếch nhác trên đầm Ô Loan.
leftcenterrightdel
Tình trạng nuôi trồng thủy sản tràn lan, tự phát và không kiểm soát được đang khiến cảnh quan thắng cảnh bị phá vỡ, nhếch nhác, ô nhiễm môi trường nguồn nước gia tăng. 

Trước đó, Thường trực UBND tỉnh Phú Yên cũng đã yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch sớm thực hiện việc xác định mốc giới bảo vệ di sản thắng cảnh quốc gia đầm Ô Loan.

Đầm Ô Loan có diện tích 1.570 ha, nằm dưới chân đèo Quán Cau, huyện Tuy An, được Bộ Văn hóa - thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận danh thắng quốc gia ngày 27/9/1996.

Văn Nguyễn