Đà Nẵng: Người dân nhiều nơi phải đi lại bằng... thuyền, 4 người mất tích

leftcenterrightdel
 

Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Đà Nẵng, tính đến ngày 11/10, tại huyện Hòa Vang có 9/11 xã (61 thôn, 4.597 hộ) bị ngập lũ, trong đó các thôn của xã Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương ngập sâu.

Nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền huyện Hòa Vang đã cho di dời hơn 2.500 người dân của 752 hộ đến nơi an toàn, trong đó xã Hòa Khương nhiều nhất với hơn 1.400 người.

4 người mất tích chưa được tìm thấy gồm 1 người tại Hòa Khương, 1 người tại xã Hòa Ninh và 2 ngư dân tàu ĐNa 90988-TS mất tích trên biển. Các lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm người gặp nạn.

Đến thời điểm này, tại Đà Nẵng đang có mưa lớn khi ảnh hưởng của cơn bão số 6.  Nhiều khu vực ở Đà Nẵng cũng bị ngập sâu.

leftcenterrightdel
 Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua cộng thêm ảnh hưởng của bão số 6, khiến nhiều địa phương trên địa bàn TP Đà Nẵng ngập sâu trong nước, nhiều thôn bị cô lập.

Trong một diễn biến khác, chiều ngày 11/10, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng đã có công văn gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện; các trường, trung tâm trực thuộc sở; các trường đại học tư thục về việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học do mưa lớn ảnh hưởng của bão số 6.

Theo đó, học sinh, sinh viên nghỉ học từ ngày 12/10 (thứ hai) cho đến khi có thông báo mới. Các trường tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường, lớp, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng mưa lũ gây ra ngay khi nước rút để chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại.

Đây là lần thứ 4 trong đợt mưa lũ này, Sở Giáo dục và đào tạo TP Đà Nẵng cho học sinh, sinh viên nghỉ học để đảm bảo an toàn.

leftcenterrightdel
 Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Đà Nẵng, tính đến 7h sáng nay 9/11 xã của huyện Hòa Vang bị ngập, trong đó, các thôn của xã Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương ngập sâu.
leftcenterrightdel
 Tại thôn Hương Lam (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang), một số khu vực ngập sâu khoảng hơn 1m. Theo người dân ở đây cho biết, so với hôm qua, mức nước có giảm xuống nhưng không đáng kể. 
leftcenterrightdel
 Nước ngập sâu khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, phải lộ bộ trong nước cả km mới mua được nhu yếu phẩm.
leftcenterrightdel
Nhiều khu vực bị cô lập với bên ngoài vì nước ngập sâu, chảy xiết.
leftcenterrightdel
 Nước dâng cao tràn vào nhiều nhà  trên địa bàn Đà Nẵng.
leftcenterrightdel

Trong ngày 11/10, do ảnh hưởng của bão số 6, địa bàn TP Đà nẵng không chỉ có mưa to mà còn có gió mạnh. Toàn xã Hòa Phong (huyện Hòa Văng) có 9/13 thôn bị ngập với khoảng 3000 hộ bị ảnh hưởng cô lập vì mưa lớn, trong đó, có 1.000 hộ bị ngập sâu. Do mưa lớn từ rạng sáng nay (11/10) nên mực nước sông Túy Loan lại dâng cao, mấp méo bờ khiến hàng ngàn hộ dân khốn khổ vì bị ngập sâu. Các khu vực bị ngập nước đều đã được cắt điện để đảm bảo an toàn.

leftcenterrightdel
 Gió mạnh làm bật gốc nhiều cây xanh ở địa bàn xã Hòa phong.
leftcenterrightdel
 Nhiều ngày nay, thôn Cẩm Toại Đông (xã Hòa Phong) cũng bị chia cắt. Chính quyền xã phải dựng barie để cảnh báo người dân vì khu vực này nước chảy xiết rất nguy hiểm.
leftcenterrightdel
 Người dân tại những nơi nước ngập sâu, nếu có nhu cầu đi mua đồ ăn sẽ được đội ghe của thôn chở đi.
leftcenterrightdel
 Ngoài lội nước qua các con đường hẻm, thôn Cẩm Toại Đông cũng bố trí 1 chiếc thuyền để người dân di chuyển ra vào khu vực bị ngập sâu nhằm mua sắm các loại nhu yếu phẩm, vận chuyển người đi cấp cứu...
leftcenterrightdel
 Anh Phạm Công Hoàng (tổ 4, thôn Cẩm Toại Đông) cho hay, nhà anh đã ngập tới đầu gối từ nhiều ngày nay, đường xóm cũng đã ngập tới bụng. Chiếc thuyền nhỏ là phương tiện di chuyển duy nhất của cả xóm.
leftcenterrightdel
 Ở những khu vực mực nước ngập thấp hơn, người dân sử dụng xe đạp chở đồ khi đi chợ. 
leftcenterrightdel
 Đầu giờ chiều, vợ chồng anh Phạm Thanh Viết (người dân thôn Thạch Nham Tây) lội nước mấy chục phút để ra được khu vực đường chính để đi chợ và mua sắm một số nhu yếu phẩm hằng ngày.

Thừa Thiên Huế: Nhiều nơi vẫn ngập sâu trong nước

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế chiều 11/10, đến nay, địa phương này đã có 3 người chết, 1 người mất tích và 7 người bị thương do lũ lụt. Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 53.385 nhà bị ngập lụt từ 0,2 – 1,2m, một số nơi cao hơn. Trong đó, các huyện bị nặng là Quảng Điền với 16.228 nhà, TX. Hương Trà 11.279 nhà, Phong Điền là 8.736 nhà.

Địa phương này cũng đã phải tiến hành sơ tán 6.700 hộ với 19.550 nhân khẩu đến nơi an toàn. Đồng thời, xuất 11.000 thùng mì gói để cứu trợ người dân nơi vùng ngập lụt.

Trong 1 diễn biến khác, Sở GD-ĐT Thừa Thiên- Huế đã yêu cầu lãnh đạo các phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng các trường và giám đốc các trung tâm thông tin nhanh thông báo này trên các phương tiện để học sinh, giáo viên và phụ huynh biết, thực hiện.

leftcenterrightdel
 Nhiều khu vực ở TP Huế vẫn ngập sâu trong nước.

Ngày 11/10, đến thăm hỏi, động viên lực lượng đóng gói, vận chuyển hàng hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn ở những vùng ngập lụt, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Phan Ngọc Thọ yêu cầu các địa phương phát huy tinh thần tương thân tương ái, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn do mưa lũ.

leftcenterrightdel
 Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Phan Ngọc Thọ tham gia gói quà tặng người dân bị thiệt hại do mưa lũ.

Cùng tham gia đóng gói những phần quà của UBND thành phố Huế hỗ trợ cho người dân các địa phương bị ngập lụt, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ ghi nhận và đánh giá cao thành phố Huế đã huy động nguồn lực cũng như lực lượng phụ nữ, thanh niên, công an, dân quân tự vệ… để tổ chức đóng gói và vận chuyển hơn 3.000 suất quà, mỗi suất gồm mỳ ổ, xúc xích, sữa, nước uống đóng chai để kịp thời cung ứng cho người dân tại các khu vực bị ngập sâu, vùng rốn lũ của tỉnh.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Nhiều khu vực ở Thừa Thiên Huế ngập sâu trong nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, việc UBND TP Huế huy động nguồn lực để tặng quà cho người dân vùng lũ lụt trong thời điểm này là rất thiết thực, góp phần giúp người dân vùng lũ vượt qua được những khó khăn trước mắt về lương thực, thực phẩm, đặc biệt là các hộ dân ở các địa phương bị ảnh hưởng nặng như Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang… “Các phần quà hỗ trợ cần sớm được đưa đến tận tay người dân, sớm được ngày nào, tốt ngày đó”.

Nhấn mạnh, diễn biến mưa lũ còn phức tạp và lại tiếp tục chịu ảnh hưởng của bão số 6, do đó, các cấp, các ngành, người dân không được chủ quan, lơ là; ngoài phương châm “4 tại chỗ”, các cấp, các ngành cần lưu ý đến phương châm “tự quản tại chỗ”, không để sơ suất xảy ra gây những thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản, cùng với đó, chuẩn bị dự trữ lương thực thực phẩm để phòng chống mưa lũ kéo dài, chia cắt.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Nước ngập sâu hơn 2m.

Tại TP Huế giúp người dân, Công an TP Huế đã thành lập Trung đội phản ứng nhanh, phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương di dời 320 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu đến nơi an toàn; Chuẩn bị các phương án, tiếp tục di dời hơn 500 hộ nằm trong vùng thấp trũng, hộ neo đơn, già yếu, có nhiều trẻ em...

Đồng thời, tổ chức hỗ trợ cho người dân hơn 1.000 thùng mì tôm và nhu yếu phẩm trong lúc bị ngập lụt, nước cô lập; đưa nhiều trường hợp đau ốm, sinh nở đến bệnh viện kịp thời.

Quảng Nam: Đã tìm thấy thi thể 2 vợ chồng bị lũ cuốn khi đi ăn cưới

UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể hai vợ chồng ở địa phương bị nước lũ cuốn trôi.

leftcenterrightdel
 

Trước đó, lúc 16h chiều 10/10, hai vợ chồng anh L.T.Q (SN 1994) và chị L.T.H.S (SN 1997, trú thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn) đi đám cưới ở xã Duy Hòa (huyện Duy Xuyên).

Sau khi đi ăn cưới trở về, khi đi qua đoạn đường ĐT609B thuộc xã Đại Hoà (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) hai vợ chồng anh Q. không may bị nước lũ cuốn trôi.


Mộc Lan -Xuân Nha - Tiến Cường