leftcenterrightdel
Thủ tướng yêu cầu tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống người dân sau mưa lũ, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Ảnh:VGP 

Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi làm việc trực tuyến với 8 địa phương vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về tình hình và công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, chăm lo đời sống cho nhân dân chiều nay (5/12).

Thủ tướng đề cập một số vấn đề cần suy nghĩ, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới. Trước hết, trong bối cảnh vừa phải chống dịch COVID-19 vừa phải phòng chống thiên tai, đồng thời, triển khai các công việc thường xuyên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, xuyên suốt, nắm chắc tình hình, phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là trong việc vận hành các hồ chứa.

Cùng với đó, do thiên tai cực đoan, khó dự báo cho nên phải luôn đề cao cảnh giác, chủ động, tích cực, không lơ là, chủ quan, chuẩn bị sẵn sàng 4 tại chỗViệc phối hợp, cảnh báo, dự báo phải nhịp nhàng, khoa học, không lúng túng, bị động, bất ngờ. Về nhiệm vụ sắp tới, Thủ tướng cho rằng, cần tiếp tục bám sát, dự báo tình hình, diễn biến mưa lũ chính xác, kịp thời để người dân và các địa phương chuẩn bị phòng chống, ứng phó.

Theo đó, tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống người dân sau mưa lũ, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, “màn trời, chiếu đất”, không để dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới cuộc sống người dân, cũng không để lũ lụt làm phát sinh dịch bệnh. Các cấp ủy phải nắm chắc tình hình để lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, chính quyền tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả, sát dân, MTTQ và các đoàn thể cùng vào cuộc.

leftcenterrightdel
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về phòng chống, ứng phó thiên tai. Ảnh:VGP 

Ngoài ra, tập trung khắc phục nhanh hậu quả lũ lụt, vệ sinh, dọn dẹp môi trường, nhất là tại các trường học, cơ sở y tế, thu gom xử lý rác thải… Khẩn trương hỗ trợ người dân bị thiệt hại về nhà ở; khắc phục các sự cố, khôi phục việc cấp điện, nước, bảo đảm thông tin liên lạc và các nhu yếu phẩm khác. Đồng thời, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt bình thường cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng yêu cầu sơ kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm sau đợt mưa lũ vừa qua. Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp -Phát triển nông thôn cần xây dựng đề án tổng thể về phòng chống, ứng phó thiên tai tại miền Trung, Nam bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc, từ đó, có các dự án cụ thể, huy động các nguồn lực để thực hiện.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về phòng chống, ứng phó thiên tai. Tăng cường năng lực chỉ đạo, điều hành, khả năng thích ứng, ứng phó, dự báo, cảnh báo lũ lụt, thiên tai, tránh tình trạng diễn tập suôn sẻ nhưng khi có sự cố xảy ra thì lúng túng. Hỗ trợ người dân về nhà ở theo hướng thích ứng, ứng phó thiên tai. Nâng cao khả năng dự trữ nước của các hồ đập, xây dựng các kịch bản vận hành chung và đặc thù phù hợp từng hồ đập, từng thời điểm, từng địa bàn… 

“Thiên tai ảnh hưởng tới mọi người cho nên phải có cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân trong việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác, cùng vào cuộc với cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong phòng chống, ứng phó thiên tai.”- Thủ tướng nhấn mạnh.

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ Y tế xử lý theo thẩm quyền và trình cấp thẩm quyền xử lý các đề xuất hỗ trợ của địa phương phù hợp quy định hiện hành và theo khả năng đáp ứng…

Thủ tướng chỉ đạo việc hỗ trợ các địa phương về gạo, tài chính… cần trên tinh thần tiết kiệm, kịp thời, đúng đối tượng và bảo đảm thực chất, phát huy hiệu quả.

Thủ tướng cũng đề nghị 8 địa phương nắm chắc tình hình, nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, kinh doanh và cuộc sống bình thường người dân, tiếp tục phòng chống dịch COVID-19, đã cố gắng rồi thì cố gắng hơn trong bối cảnh tình hình phức tạp, các bộ, ngành cùng chung tay với các địa phương, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng đề cập một số vấn đề cần suy nghĩ, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới. Trước hết, trong bối cảnh vừa phải chống dịch COVID-19 vừa phải phòng chống thiên tai, đồng thời, triển khai các công việc thường xuyên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, xuyên suốt, nắm chắc tình hình, phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là trong việc vận hành các hồ chứa.

 

Minh Nhật