Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng vừa phối hợp Viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kết quả phân tích chuỗi giá trị thực phẩm và tiến hành xây dựng chiến lược phát triển thành phố thực phẩm thông minh ở Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh cho biết, thành phố Đà Nẵng được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới công nhận là “Thành phố Xanh quốc gia giai đoạn 2017 – 2018”, đồng thời được Tạp chí  du lịch  bình chọn là một trong 10 địa điểm tốt nhất để sống ở nước ngoài năm 2018,… để duy trì những kết quả này, đòi hỏi  phải có những giải pháp quản lý theo hướng thông minh, hiệu quả hơn với bộ máy tinh gọn, chuyên nghiệp hơn.

Từ tháng 12/2016, Đà nẵng đã ký 6 biên bản ghi nhớ các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Vĩnh Long,… về hợp tác cung ứng – tiêu thụ nông sản an toàn. Đà Nẵng cũng đã xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với 7 công ty tư nhân,… Hiện thành phố tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP cơ sở, nhận diện các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm đối với rau, thịt và thủy sản.

leftcenterrightdel
 Hội thảo “Chiến lược xây dựng thành phố thực phẩm thông minh giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030”.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ mô hình xây dựng thành phố thực phẩm thông minh tại thành phố Ghent (Vương quốc Bỉ), trao đổi giải pháp giảm lãng phí thực phẩm và đảm bảo cho hộ nghèo tiếp cận với thực phẩm an toàn, kết nối nhà sản xuất thực phẩm an toàn với các bếp ăn của trường học, công ty cung cấp suất ăn, khách sạn…

Đồng thời, các chuyên gia cũng đề xuất những giải pháp phát triển thực phẩm thông minh ở Đà Nẵng, bảo quản thực phẩm, vận chuyển, phân phối tiêu thụ thực… cũng như những giải pháp cải thiện công tác quản lý an toàn thực phẩm của thành phố, tăng nguồn cung rau an toàn tại Đà Nẵng.

leftcenterrightdel
Thành phố thực phẩm thông minh là hệ thống thực phẩm khu vực thành phố bền vững và có khả năng thích ứng, giải quyết nhu cầu tiêu dùng của người dân, đảm bảo mọi người dân tiếp cận với thực phẩm chất lượng .

Theo đánh giá của PGS. TS Trần Thị Định, chuyên gia của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thành phố thực phẩm thông minh là hệ thống thực phẩm khu vực thành phố bền vững và có khả năng thích ứng, giải quyết nhu cầu tiêu dùng của người dân, đảm bảo mọi người dân tiếp cận với thực phẩm chất lượng bằng cách phát triển hệ thống mua sắm thực phẩm mới hoặc cải tiến theo cách thông minh và có sự tham gia của nhiều chuỗi liên kết. 

Theo ông Nguyễn Tấn Hải, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.Đà Nẵng, việc sản xuất thực phẩm phục vụ nhu cầu người dân và du khách của Đà Nẵng hiện tại hầu như phụ thuộc vào các tỉnh bạn và nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì vậy công tác quản lý ATTP cho dù bước đầu đã có những thuận lợi về cơ chế, chính sách nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Việc thực hiện nghiên cứu dự án phân tích chuỗi giá trị thực phẩm và xây dựng chiến lược thành phố thực phẩm thông minh đến năm 2025, tầm nhìn sẽ là nền tảng cho việc xây dựng chính sách, định hướng quản lý, lấy người tiêu dùng làm trọng tâm, an toàn thực phẩm làm trọng điểm.

Mộc Lan