Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nam Tiến, chủ tịch UBND huyện

PV: Với cương vị là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, ông đánh giá như thế nào về các hoạt động của Cơ sở điều trị cai nghiện tự nguyện huyện Đại Từ trong những năm gần đây? 

Ông Nguyễn Nam Tiến:  Theo quy định của pháp luật, Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện giữa người cai nghiện và người đứng đầu Cơ sở cai nghiện ma túy công lập là quan hệ Dân sự, thông qua Hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện và nội quy, quy chế, không phải áp dụng chế tài quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy theo chức năng, nhiệm vụ đặc thù của Cơ sở đòi hỏi mỗi cán bộ phải có tinh thần sáng tạo, tận tâm, tâm huyết tận tụy, trách nhiệm cao trong việc áp dụng pháp luật quản lý người cai nghiện tự nguyện, đảm bảo được an ninh trật tự, lao động trị liệu, lao động tự nguyện để nâng cao mức sinh hoạt ăn ở, nhằm giúp học viên ổn định về tư tưởng hoàn thành việc cai nghiện, đồng thời hướng dẫn nghề để người cai nghiện thực hành, hết hạn cai nghiện về đi lao động cho các đơn vị công nhân nghề ở xã hội, tuyệt đối chống thẩm lậu ma túy, phát huy tính tự giác, hướng thiện làm cho người cai nghiện mong muốn làm lại sự lầm lỡ, để ổn định cuộc sống.

leftcenterrightdel
 Ông: Nguyễn Nam Tiến, chủ tịch UBND huyện Đại Từ trao đổi với phóng viên. (Ảnh: Trọng Tài) 

Qua công tác chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với Cơ sở trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy Cơ sở đã thực hiện tốt, xuất sắc các yêu cầu trên, đội ngũ cán bộ đã đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tạo uy tín, chất lượng thu hút người nghiện trong và ngoài huyện đến cai nghiện, góp phần vào nhiệm vụ chung của huyện về công tác phòng chống tệ nạn xã hội, nhằm phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an ninh trật tự của huyện. Năm 2023, có 139/120 người cai nghiện tại cơ sở, 09 tháng năm 2024 có 113/110 người cai nghiện tại huyện theo chỉ tiêu UBND tỉnh giao cho huyện.

Cơ sở vật chất ngày một khang trang, sạch đẹp, nâng cao mức ăn, ở cho người cai nghiện; huy động được sức lạo động tự nguyện, sử ủng hộ của cá nhân, tổ chức để bổ sung cơ sở vật chất tại chỗ đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Do đó, từ năm 2019 đến 2023, Cơ sở hằng năm đánh giá luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được UBND tỉnh tằng Bằng khen; 2 lần được UBND tỉnh cờ thi đua đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của các đơn vị trong Khối các đơn vị sự nghiệp của huyện.

PV: Hiện nay, Cơ sở điều trị cai nghiện tự nguyện của huyện Đại Từ đang được đánh giá là một cơ sở có uy tín và chất lượng, chăm sóc tốt đối với người đến tham gia cai nghiện tự nguyện tại cơ sở. Vậy thời gian qua cũng như thời gian tới huyện Đại Từ sẽ tiếp tục quan tâm như thế nào đối với Cơ sở điều trị cai nghiện tự nguyện của huyện?

Ông Nguyễn Nam Tiến: Huyện ủy - UBND huyện Đại Từ luôn xác định: Để tạo điều kiện thúc đẩy, phát triền kinh tế xã hội tốt, một yếu tố quan trọng và quyết liệt là đảm bảo an ninh trật tự trong đó công tác phòng chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ cần thiết phải liên tục quyết liệt, trước tình hình phức tạp, tinh vi về nạn mua bán, vận chuyển và sử dụng ma túy trong nước và quốc tế như hiện nay.

leftcenterrightdel
 Cơ sở điều trị nghiện tự nguyện huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: Trọng Tài)

Trong những năm qua, huyện đã có đầu tư về Cơ sở vật chất cho Cơ sở điều trị nghiện để từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, quan tâm đầu tư về chất lượng cán bộ lãnh đạo và biên chế được giao đối với Cơ sở; sát sao chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh.

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục quan tâm về Cơ sở vật chất, nguồn cán bộ lãnh đạo trẻ, kế nhiệm, bổ sung biên chế, cán bộ y tế, chế độ hỗ trợ đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ đặc thù quản lý trông coi người nghiện kịp thời, để Cơ sở được tiếp tục duy trì và ngày một phát triển, tạo lòng tin, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay và những năm tiếp theo.

PV: Những ưu điểm và vướng mắc của Cơ sở điều trị cai nghiện tự nguyện này là gì, huyện Đại Từ có kiến nghị gì với các cấp, các ngành để quan tâm nhiều hơn nữa đến cơ sở cai nghiện tự nguyện của huyện hay không?

Ông Nguyễn Nam Tiến: Theo Thông tin được biết, trên toàn quốc hiện nay chỉ có 2 tỉnh còn có Cơ sở điều trị và cai nghiện ma tuý công lập cấp huyện, trong đó có tỉnh Thái Nguyên, điều này thuận lợi cho việc chỉ đạo trực tiếp sát, phù hợp, kịp thời, thuận lợi với yêu cầu nhiệm vụ của huyện. Đặc biệt qua 3 năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về nội dung công tác cai nghiện như chế độ, chính sách, tiêu chuẩn khung vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, trang phục… đối với cán bộ công tác thuộc lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo báo cáo và đề nghị của Cơ sở cai nghiện ma túy thì hiện nay về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ làm công tác nghiện công lập có đề nghị sau: Về trợ cấp đặc thù đối với cán bộ tại Cơ ở cai nghiện, sau gần 20 năm cho đến năm 2021 mới được HĐND tỉnh điều chinh từ 500.000đ tăng lên 1.300.000đ/01 cán bộ/tháng, nhưng hiên nay các tỉnh khác phụ cấp này được các tính trợ cấp thấp nhất là bằng mức lương cơ sở, mức lương tăng phụ cấp tăng (không hỗ trợ bằng số tiền mà thấp nhất bằng mức lương cơ sở). Vì vậy, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền đề nghị HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp mặt chung của các tỉnh bạn và cán bộ đỡ khó khăn. Đối với cán bộ quản học viên làm công tác trông coi, phục vụ, quản lý cho người nghiện ma tuý do liên tục phải có số người nhất định liên tục có mặt để trông coi quản lý, đêm tối, ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật lễ, tết (số giờ làm vượt quá số 200 giờ quy định tối đa trong Bộ Luật Lao động). Mặc dù hiện nay đã được trang bị trang phục, nhưng chưa được hỗ trợ trang bị cho cá nhân để ăn ở trông coi người cai nghiện, như (giường, chiếu, chăn màn, ga, đệm và các trang bị cá nhân khác, như ăn ca đêm). Vì vậy, đề nghị các Cơ quan có thẩm quyền quan tâm.

Về Điều kiện để UBND cấp huyện Quyết định công nhận Cơ sở cai nghiện ma túy công lập, đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma tuý tại gia đình, ngoài quy định về Cơ sở vật cất trang thiết bị, nhân sự có khó khăn về ngân sách, nhân sự Y tế là Bác sĩ, thì hiện nay chưa có Quy định hướng dẫn của Bộ Y tế về phác đồ cai nghiện ma túy tại gia đình và Quy định của Bộ tài chính về định mức thu lệ phí, nên chưa đủ điều kiện để thực hiện. Đặc biệt, việc cai nghiện tại gia đình hiệu quả rất thấp nên đề nghị các cơ quan thẩm quyền xem xét.

Về cơ sở điều trị cai nghiện tự nguyện này, ông Chu Hoàng Tùng, phó trưởng phòng phòng chống tệ nạn xã hội cho biết: Trong những năm qua, Cơ sở điều trị cai nghiện tự nguyện huyện Đại Từ luôn bám sát sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Lao động - TB&XH, chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn ở địa phương trong việc vận động người nghiện ma túy vào cơ sở để cai nghiện.

leftcenterrightdel
 

Cơ sở thực hiện tốt việc tiếp nhận, phân loại, cắt cơn giải độc cho người nghiện, phối hợp với các doanh nghiệp, tranh thủ các nguồn lực để tạo điều kiện cho học viên được học nghề, lao động trị liệu tạo ra nhiều sản phẩm góp phần cải tạo, nâng cấp cơ sở cũng như cải thiện bữa ăn hàng ngày cho học viên. Đặc biệt là cơ sở đã làm tốt công tác tư vấn giúp cho học viên yên tâm điều trị, cai nghiện do vậy hầu như toàn bộ số học viên vào cơ sở đều chấp hành đầy đủ thời gian theo hợp đồng cai nghiện tự nguyện là từ 6 tháng đến 1 năm. Với những kết quả đó đã góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ở địa phương cũng như việc hoàn thành chỉ tiêu cai nghiện của huyện Đại Từ nói riêng và của tỉnh nói chung.

Trọng Tài