Hộ gia đình ông: Dương Văn Chính, ở xóm Trung Sơn, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là đối tượng hộ cận nghèo chia sẻ: Gia đình tôi có khoảng 7.000m2 đất đồi, trước năm 2014 diện tích đất trên chủ yếu là trồng ngô, do đất đồi bạc mầu trồng ngô cho năng xuất thấp, thu nhập không được là bao, nên đời sống kinh tế rất khó khăn. 

leftcenterrightdel
 Hộ gia đình ông Dương Văn Chính chở phân bón được Nhà nước hỗ trợ bón cho cây na (Ảnh: Trọng Tài)

Những năm gần đây, gia đình tôi được chính quyền địa phương, nhất là các cán bộ khuyến nông của huyện và xã tuyên truyền vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Sau khi được tuyên truyền hướng dẫn, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng ngô sang trồng cây Na dai. Từ khi bắt đầu chuyển đổi, gia đình tôi được nhà nước hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật chăm sóc, khi cây na cho thu hoach đã cho thấy hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với cây trồng khác. Năm 2023, UBND xã Quang Sơn có triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chương trình mục tiêu Quốc Gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, gia đình tôi là diện hộ nghèo nên đã được mời đến xã để họp triển khai dự án, trên cơ sở nhu cầu và điều kiện sản xuất của các hộ dân, gia đình tôi và một số hộ đã đề nghị dự án hỗ trợ về phân bón để bón cho cây na. Khi dự án được triển khai thực hiện, gia đình tôi và một số hộ dân trong xóm đã được mời dự tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây na và được hỗ trợ 2.100 kg phân bón vi sinh, 430 kg phân đạm U rê, 1.018 kg phân lân, 420 kg phân Kali. Sau khi hỗ trợ phân bón các hộ dân chúng tôi còn được xã cử cán bộ khuyến nông đến tận nơi kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật nhằm đảm bảo về thời vụ, quy cách bón phân để có hiệu quả nhất. Có thể nói dự án hỗ trợ phân bón lần này đã hỗ trợ rất nhiều cho gia đình tôi. Những năm trước chưa có dự án, gia đình tôi phải đi mua phân bón theo hình thức trả chậm, năm nay dự án này của Nhà nước đã hỗ trợ cho gia đình tôi số phân bón đã đủ nhu cầu thực tế, khi cây na đến thời kỳ ra quả non, gia đình tôi chỉ cần phải bỏ ra một phần kinh phí nhỏ nữa để mua phân bón thúc là cây na cho thu hoạch. Qua chương trình hỗ trợ này, tôi nhận thấy đây là một chương trình lớn đã đi vào thực tiễn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã đối với các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo như chúng tôi. Chương trình hỗ trợ không chỉ ở xóm, xã chúng tôi mà còn triển khai trên toàn huyện và toàn tỉnh, chương trình đã triển khai rất cụ thể, đảm bảo công khai minh bạch và trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng của người dân, đây là điều kiện để chúng tôi sớm vươn lên thoát nghèo.

Bà Lý Thị Sang xóm Trung Sơn, xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ cho biết: Gia đình tôi là hộ cận nghèo trong xóm, là đồng bào dân tộc Mông kinh tế gia đình trước đây còn rất khó khăn sống phụ thuộc vào việc trồng ngô, làm nương rãy, dù cần mẫn canh tác trên diện tích đất được bố mẹ chia cho, nhưng kinh tế của gia đình tôi cái nghèo vẫn cứ đeo bám.

leftcenterrightdel
 Bà Lý Thị Sang trao đổi với phóng viên cách chăm bón phân cho cây na từ dự án MTQG (Ảnh: Trọng Tài)

Trong hoàn cảnh như vậy, gia đình tôi suy nghĩ phải làm gì để thoát khỏi cảnh khó khăn, vươn lên bằng sức lao động của mình. Với đất đai và điều kiện sản xuất của gia đình, tôi đã đi học tập mô hình trồng na ở xã bên cạnh, cùng với sự hỗ trợ về giống, kỹ thuật trồng na từ các dự án của huyện, của xã, gia đình tôi đã chuyển đổi diện tích đất từ trồng ngô sang trồng na. Với điều kiện đất đai, thổ những phù hợp và sự chú trọng chăm sóc cây na đã phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô trước đây. Tuy nhiên, đối với cây na để có năng xuất thì phải đầu tư lượng phân bón tương đối lớn, với 700 cây gốc Na như hiện nay, mỗi năm gia đình tôi phải đầu tư trên, dưới 30 triệu đồng để mua phân bón, đây là một khó khăn cho gia đình mỗi khi vào vụ sản xuất. Năm 2023, UBND xã Quang Sơn có triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, gia đình tôi trong diện được tiêu chuẩn hỗ trợ, khi được xóm mời đến để họp phổ biến chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tôi và một số hộ đã đề nghị dự án hỗ trợ về phân bón để bón cho cây na. Dự án triển khai, gia đình tôi và một số hộ dân trong xóm đã được tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây na và được hỗ trợ 2.100 kg phân bón vi sinh, 430 kg phân đạm U rê, 1.018 kg phân lân, 420 kg phân Kali. Quá trình thực hiện dự án, gia đình tôi còn được cán bộ khuyến nông thường xuyên đến kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cách bón các loại phân sao cho có hiệu quả. Với lượng phân bón hỗ trợ của nhà nước cho gia đình tôi, đây là nguồn hỗ trợ rất lớn, phù hợp và kịp thời với nhu cầu của gia đình. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, qua các chương trình hỗ trợ này bà con chúng tôi rất phấn khởi, cảm ơn các cơ quan ban ngành, các cán bộ đã trực tiếp làm công tác hỗ trợ, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ chương trình để bà con chúng tôi có điều kiện thoát nghèo.

Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Đạt ở xóm Cao Phong, xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên cho hay: Năm 2023, gia đình tôi được UBND xã và Ban quản lý xóm triển khai về chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, và thực hiện dự án hỗ trợ con giống cho các hộ nghèo, cận nghèo. Sau khi nghe triển khai các cơ chế chính sách tại xã, gia đình tôi đã đăng ký thực hiện dự án chăn nuôi 01 con bò để sinh sản.

leftcenterrightdel

 Dưới sự chăm bẵm của ông Nguyễn Văn Đạt bà Diệp Thị Thái con bò giống đã phát triển tốt (Ảnh: Trọng Tài)

Cuối năm 2023, tôi được UBND xã thông báo đi chọn con giống, nhưng con giống không được ưng ý tôi đã không nhận. Sau đó UBND xã lại báo tôi đi chọn lần hai, gia đình tôi đã chọn được con bò giống Lasid nặng 200kg về nuôi để phát triển kinh tế gia đình, nhận bò giống từ dự án mà gia đinh không phải bỏ bất cứ một khoản kinh phí nào. Từ khi nhận bò giống về đến nay, con bò nhà tôi ăn tốt béo ra và khỏe mạnh gia đình cũng mong là con bò sẽ sớm sinh sản để tăng thêm thu nhập cho gia đình…

Gia đình nhà ông Nguyễn Văn Tuấn và Hoàng Thị Liên ở xóm Cao Phong  xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tâm sự: Trong năm 2023 gia đình tôi được UBND xã, Ban quản lý xóm triển khai về chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, gia đình tôi cũng đã đăng ký thực hiện dự án và được Nhà nước hỗ trợ 1 con trâu.

leftcenterrightdel
 Con trâu giống hộ nhà ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Liên ăn tốt, phát triển đều (Ảnh: Trọng Tài)

Sau khi đăng ký thực hiện dự án, gia đình tôi và các hộ được cán bộ nông nghiệp, UBND xã và Ban quản lý xóm mời lên xã để họp lấy ý kiến người dân thực hiện dự án. Trước tiên, tôi cũng cảm thấy là rất phấn khởi khi mà Đảng, Nhà nước dành cho các hộ dân nghèo như chúng tôi được thực hiện dự án và hưởng quyền lợi mà không phải mất đồng kinh phí nào đối với con trâu giống được nhận. Trước khi nhận trâu giống, gia đình tôi cùng các hộ dân khác cũng đã được UBND xã tổ chức cho tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò sinh sản và hướng dẫn cách phòng bệnh của trâu, bò. Từ khi gia đình nhận trâu về cũng được cán bộ nông nghiệp, cán bộ Thú y đến thăm hỏi và kiểm tra thường xuyến xem sự phát triển của con trâu, hiện nay con trâu của gia đinh tôi nhận về không bệnh tât, béo và lớn phát triển tốt…Chương trình MTQG đi vào thực tế, gia đình tôi rất phấn khởi, tạo đà cho người dân nghèo và cận nghèo có nhiều cơ hội để bứt phá ra khỏi cảnh nghèo đeo bám bao năm trước đây...

Với sự giám sát chặt chẽ như hiện của các cấp các, các ngành tỉnh Thái Nguyên về chương trình MTQG hỗ trợ cho các hộ dân nghèo và cận nghèo về giống trâu, bò và phân bón cho cây na để phát triển kinh tế. Chúng ta có thể tin tưởng rằng, thời gian tới các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng sẽ chỉ còn lại số rất nhỏ.

Trọng Tài