Trước nguy cơ dịch Covid-19 lan rộng, nhiều người cho rằng cần thông tin cụ thể danh tính, lịch trình di chuyển của ca nhiễm để người dân biết và chủ động phòng tránh. Tuy nhiên, cũng có không ít người phản đối việc công bố vì sẽ gây nhiều hệ lụy về sau.

leftcenterrightdel
 Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng.

Về vấn đề này, theo luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội), pháp luật có quy định những trường hợp ngoại lệ, theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc trong những trường hợp đặc biệt, chúng ta vẫn buộc phải công khai thông tin người bệnh để phục vụ vào công cuộc đấu tranh phòng ngừa đại dịch Covid 19.

Luật sư Hùng phân tích: Thử nghĩ, nếu không công khai thông tin, thì những người đã từng vô tình tiếp xúc, gặp gỡ với các F0, F1, F2, F3…làm sao biết được là mình đã từng gặp hay chưa? Như vậy, các thông tin ngày càng bị bưng bít, nhiều người F0, F1, F2, F3… mà nói dối, cung cấp thông tin thiếu về lịch trình, quá trình di chuyển thì nguy cơ đại dịch xảy ra diện rộng càng lớn.

Chúng ta có quá nhiều bằng chứng, trường hợp cung cấp thông tin sai, thiếu để dẫn đến việc dịch bệnh lây lan nhanh như hiện nay. Nếu thông tin càng công khai chi tiết thì nhiều người biết, có ý thức phòng dịch và cần thiết chủ động khai báo y tế, cách ly khi cần thiết.

leftcenterrightdel
 Ca thứ 17 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam - chị N.H.N

Theo luật sư Hùng, đánh giá một cách tổng thế thì việc công khai thông tin, lịch trình, quá trình di duyển của bệnh nhân nhiễm Covid 19 là cần thiết và bắt buộc. Đây có thể được hiểu rằng do đại dịch Covid 19 nên Nhà nước buộc phải áp dụng biện pháp này, hay nói cách khác là trường hợp bất khả kháng …

“Có lẽ người dân nên hợp tác, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về cung cấp thông tin y tế, quá trình di chuyển, tình trạng sức khỏe để cùng Nhà nước đấu tranh dập dịch Covid 19 trong thời gian sớm nhất.” - luật sư Nguyễn Ngọc Hùng cho hay.

 

 

 

Lưu Ly