Về vấn đề này, Luật sư Diệp Năng Bình – Truởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) có quan điểm như sau:

leftcenterrightdel
Luật sư Diệp Năng Bình – Truởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật. 

“Sau nhiều năm thực thi các quy định về xe ba bánh, vấn đề triển khai vẫn trở nên nan giải. Các sở giao thông ở các tỉnh nói chung và các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đã thực hiện nhiều biện pháp thiết thực hơn.

Quy định về xe ba bánh nêu rõ những con phố, những tuyến đường cấm đối với tất cả các dòng xe ba bánh không được lưu thông. Các dòng xe ba gác chất lượng, được sản xuất đảm bảo tính an toàn, được phép lưu thông khi đã đăng ký, cấp biển số xe, và làm các thủ tục đầy đủ, đảm bảo về cấu tạo quy chuẩn cho xe 3 bánh.

Những trường hợp người dân dùng xe gắn máy có đăng ký biển số hợp pháp, sau đó lắp ráp thêm hai chiếc bánh để chuyển sang xe chở hàng vẫn sẽ bị cấm bởi vì những chiếc xe này vẫn thuộc diện là loại xe tự chế bị cấm lưu thông.

Quy định về xếp hàng hóa với xe ba bánh khi lưu thông: Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT, quy định khi xếp hàng lên xe ba bánh nêu trên cần phải tuân thủ điều kiện sau:

(i) Về chiều ngang không vượt quá theo thiết kế giá đèo hàng của nhà thiết kế, nhà sản suất về mỗi bên 0,3m.

(ii) Về phía sau không vượt quá giá đèo hàng 0,5m.

(iii) Về chiều cao không cao quá 1,5m tính từ mặt đường xe chạy.

Do đó khi xếp hàng trên xe cần phải tuân thủ theo quy định nêu trên về việc xếp hàng để không vi phạm quy định về giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông.

leftcenterrightdel
Hiện truờng vụ TNGT xe ba gác chở sắt đi nguợc chiều gây ra trên đuờng Nguyễn Trãi vào ngày 8/5 (ảnh: Báo Giao thông).

Theo Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:

- Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;

- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

- Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).

Đối với xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép như quy định trên khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá khổ giới hạn.

Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện chỉ được lưu hành xe quá khổ giới hạn trên đường bộ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có Giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

Các hành vi chở quá khổ giới hạn khác đều sẽ bị xử phạt. Mức phạt xe quá khổ Mức xử phạt mới nhất đối với xe chở hàng quá khổ được quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Theo đó, hành vi chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành hoặc điều khiển xe chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng, sẽ bị phạt tiền từ 08 - 10 triệu đồng.

Người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện chở hàng hóa quá khổ mà gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn mà không có văn bản chấp thuận;

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Ngoài ra, khi người điều khiển xe quá khổ, quá tải tham gia giao thông vi phạm Luật giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông thì có thể bị xử lý theo Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017”.

Vũ Cảnh (ghi)