Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, được hiểu là hành vi tuy không hứa hẹn trước nhưng đã chứa chấp tài sản mà mình biết rõ là người khác phạm tội (như cướp, trộm cắp tài sản…) mà có.

 Yếu tố cấu thành tội phạm:

 Khách thể

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị các hành vi phạm tội xâm hại đến. Khách thể trực tiếp của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là trật tự quản lý nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có.

Mặt khách quan

Chiều 17/2, nguồn tin PV từ VKSND TP HCM xác nhận đã phê chuẩn Lệnh tạm giam 12 người để điều tra về hành vi "Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có" và "Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng". 12 đối tượng này có liên quan đến vụ án Lê Quốc Tuấn (SN 1987, tức Tuấn "khỉ").

Theo đó, Công an TP HCM đã tạm giam Phạm Thanh Tâm (tự Tý bà Dòm, SN 1987, quê tỉnh Tây Ninh; ngụ huyện Củ Chi, TP HCM), Lê Quốc Minh (SN 1993, ngụ Tân Thạnh Đông, Củ Chi) cùng 10 người khác.

Đây là nhóm người đã có hành vi chứa chấp 1 tỉ đồng do Tuấn cướp được ở sòng bạc tại vườn nhãn Tân Thạnh Đông (huyện Củ Chi); đồng thời có liên quan đến hành vi tàng trữ khẩu súng AK báng xếp mà Tuấn sử dụng.

Riêng Lê Quốc Minh, sau khi Lê Quốc Tuấn gây án, Minh đã ra đầu thú trong đêm 29/1. Lê Quốc Minh là đối tượng đã đi cùng Tuấn đến sòng bạc và sau đó Tuấn nả súng khiến 4 người tử vong rồi cướp 1 tỉ đồng cùng 1 xe SH.

Trước đó, Công an TP HCM ra quyết định truy nã Lê Quốc Tuấn, biết không thể thoát nên Phạm Thanh Tâm đã nhờ người đưa ra đầu thú. Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an TP HCM đã xuống TP Bến Tre di lý Tâm về TP HCM để điều tra.  (Phi Sơn - Nguyễn Lánh)

Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

– Có hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây là hành vi nhận giữ tài sản của người khác và biết rõ tài sản này do người đó phạm tội (thông thường là các tội về chiếm đoạt) mà có được mặc dù không có hứa hẹn trước với người giữ tài sản.

– Có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây là hành vi chuyển dịch quyền sở hữu tài sản như bán, trao đổi…tài sản mà mình biết rõ tài sản đó là do người khác phạm tội mà có (mặc dù không hứa hẹn trước).

 Các hành vi nêu trên phải: Không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản là sẽ chứa chấp hoặc sẽ tiêu thụ tài sản của ngưòi đó; Khi nhận tài sản hoặc tiêu thụ tài sản thì mới biết rõ là do người giao tài sản phạm tội mà có được tài sản đó; Căn cứ để xác định người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngưòi khác phạm tội mà có phải “do phạm tội mà có” chứ không phải căn cứ vào giá trị tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ. Nếu người có được tài sản đó nhưng không phải là do phạm tội mà do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác mà có, hoặc có hành vi của người có tài sản đó thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì chưa gọi là tài sản do phạm tội mà có.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên, đã thực hiện hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Ngoài ra, đối với trường hợp người thực hiện hành vi tiêu thụ ở độ tuổi từ đủ 14 đến 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

 Về hình phạt

 Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 – Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

– Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

– Khung bốn (khoản 4)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

– Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, ngưòi phạm tội còn có thể bị:phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

Luật sư: Đặng Anh Đức (Đoàn Luật sư Hà Nội)