(BVPL) - Những năm gần đây khá nhiều mô hình đã được xây dựng với mục đích giải thích năng lực cạnh tranh của một ngành trong mối tương quan khu vực và thế giới. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp địa phương/vùng cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu rộng.

 

Nguồn số liệu: Sở Công thương TP.HCM


Thêm vào đó,  ngành công nghiệp ô tô sau 20 năm phát triển vẫn “non trẻ”, vẫn chỉ dừng lại ở các công đoạn giản đơn là chỗ ngồi, pin, hàn, tẩy rửa sơn và lắp ráp với tỷ lệ nội địa hóa rất thấp ~10%. Với lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết, tốc độ tăng trưởng sản lượng bán ra của xe lắp ráp trong nước có xu hướng chậm hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc. Theo VAMA, năm 2013, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 18% trong khi xe nhập khẩu tăng 23% so với cùng kì 2012. Quan trọng hơn việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải làm tăng giá thành xe sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa của xe được sản xuất lắp ráp trong nước với chính xe nhập khẩu.

Nên chăng TP.HCM cần hướng ưu tiên vào nhóm ngành điện - điện tử và công nghệ thông tin thay vì ưu tiên phát triển ngành sản xuất lắp ráp ô tô? Đến nay, chưa có một báo cáo nghiên cứu năng lực cạnh tranh của TP.HCM cũng như xác định được thứ tự ưu tiên nhóm ngành công nghiệp để phát triển trong trung và dài hạn một cách khoa học ngoài dự thảo của Sở Công thương. Trong khi đó, bất ổn kinh tế vĩ mô từ năm 2007 đến nay tại Việt Nam ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn lực của TP.HCM đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại các thứ tự ưu tiên đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực công, giúp các doanh nghiệp vượt qua được thách thức và tận dụng cơ hội khi Việt Nam gia nhập TPP, ký kết FTA.


Th.s Nguyễn Tuấn Tú

.