Hiện nay, tổng số tiền chi BHXH, BHYT là 5.081.487 triệu đồng, tăng 12,7% so với năm 2016, trong đó chi BHXH là 3.948.711 triệu đồng (Chi từ nguồn Ngân sách nhà nước: 1.066.157 triệu đồng; Chi từ nguồn quỹ: 2.882.554 triệu đồng); Chi BHYT ước đạt trên 1.132.776 triệu đồng.

Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của BHXH

Năm 2017, công tác KCB cho nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm và thực hiện tốt. Hoạt động của BHXH tỉnh Thái Nguyên tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của BHXH Việt Nam, sự phối kết hợp tạo điều kiện của các Sở, ban, ngành và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn như: tình trạng chậm nộp, trốn đóng BHXH, BHYT tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục tái diễn, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn chưa thật ổn định, nhiều đơn vị nợ đọng kéo dài, khó khăn cho công tác thu, giảm nợ đọng; văn bản xác định Danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không kịp thời, ảnh hưởng đến việc cấp thẻ cho đối tượng người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, người sinh sống vùng đặc biệt khó khăn; do tính phần cơ cấu lương ngành Y tế vào giá dịch vụ y tế, do đó việc quản lý quỹ KCB BHYT còn gặp nhiều khó khăn, cần sự đồng bộ từ các cấp, các ngành nhất là ngành Y tế; Diện bao phủ BHYT chưa bền vững, một số nhóm đối tượng không còn Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT sẽ không tiếp tục tham gia BHYT; trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, phát sinh khối lượng công việc phải giải quyết rất lớn, đặc biệt là việc rà soát, bàn giao sổ BHXH cho người lao động và việc đồng bộ mã số BHXH.

Công tác xét duyệt hồ sơ hưởng các chế độ BHXH đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy trình, thủ tục hồ sơ, đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng, tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động. Thường xuyên phối hợp với ngành Bưu điện trong công tác quản lý đối tượng.

Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng quy trình, thường xuyên bố trí lãnh đạo và cán bộ trực để tiếp công dân theo đúng quy định. Đón tiếp, hướng dẫn và giải thích thỏa đáng cho 125 lượt công dân đến hỏi chế độ chính sách; việc thực hiện đổi mới tiếp công dân đã có chuyển biến tích cực, trong năm tiếp nhận 54 đơn đã giải quyết dứt điểm (nội dung đơn chủ yếu hỏi về chức danh nghề, điều chỉnh tiền lương, chế độ tử tuất, cộng nối thời gian).

leftcenterrightdel
 phòng giao dịch một cửa BHXH tỉnh Thái Nguyên

Công tác tổ chức cán bộ tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, quy hoạch bổ sung chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH các huyện, thị xã, thành phố; thực hiện công tác giải quyết chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức trong Ngành kịp thời, đúng quy định, công tác đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng phù hợp với vị trí việc làm, tiêu chuẩn và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Ngành. Công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được triển khai quyết liệt. Thực hiện nghiêm túc các quy định của BHXH Việt Nam về việc cắt giảm thủ tục hồ sơ, quy trình thực hiện trên tất cả các lĩnh vực tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT; triển khai giao dịch điện tử, tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu điện đã tiết kiệm thời gian, giảm chi phí trong việc kê khai tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT.

Trong năm đã triển khai ứng dụng có hiệu quả toàn bộ các phần mềm nghiệp vụ của BHXH Việt Nam. Các phần mềm đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của từng bộ phận, giảm thiểu được thời gian trong quá trình làm việc của cán bộ trong ngành, quản lý chặt chẽ hơn đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

Triển khai sử dụng có hiệu quả các phần mềm của ngành như: Hệ thống Thu – Sổ Thẻ (TST); giao dịch điện tử, hệ thống quản lý đối tượng hưởng BHXH - TCS, đồng bộ hóa dữ liệu hộ gia đình cấp mã số BHXH; nhập sổ và in trả sổ cho người lao động; hệ thống thông tin giám định BHYT.

Phương hướng nhiệm vụ năm 2018

Ngoài nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao, BHXH tỉnh còn tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, phối hợp với các Sở, ban, ngành và chính quyền địa phương triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia, thu đúng, đủ, kịp thời, chống tồn đọng, giải quyết đầy đủ quyền lợi về BHXH, BHYT cho người lao động. Ngăn ngừa hành vi trục lợi, đảm bảo cân đối quỹ. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu về phát triển đối tượng và chỉ tiêu kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Tập trung đẩy mạnh việc kiểm tra, rà soát và bàn giao sổ BHXH cho người lao động theo đúng tiến độ của BHXH Việt Nam. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, áp dụng có hiệu quả các phần mềm nghiệp vụ của Ngành. Khai thác, sử dụng hiệu quả Hệ thống thông tin giám định BHYT và Bộ công cụ tập trung dữ liệu thu, sổ - thẻ và tài chính kế toán. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền theo hướng chuyên nghiệp hóa cả về nội dung và phương thức tiếp cận người tham gia, đẩy mạnh hình thức tuyên truyền đối thoại trực tiếp với người sử dụng lao động và người lao động. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng và chính quyền địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách BHXH, BHYT; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT.

 

Hoàng Anh - Ngô Dũng