Một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn làm ăn bê bết
Cập nhật lúc 14:40, Thứ ba, 21/05/2013 (GMT+7)
Theo kết quả tổng hợp các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính niên độ ngân sách 2011, thực hiện trong năm 2012 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới được hoàn thành tháng 5.2013, có 4/27 tập đoàn, tổng công ty nhà nước và một số công ty con thuộc khối này thua lỗ cà nhiều tập đoàn, tổng công ty có kết quả kinh doanh giảm mạnh so với năm 2010. (tập đoàn, tổng công ty nhà nước, lỗ)
Theo kết quả tổng hợp các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính niên độ ngân sách 2011, thực hiện trong năm 2012 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới được hoàn thành tháng 5.2013, có 4/27 tập đoàn, tổng công ty nhà nước và một số công ty con thuộc khối này thua lỗ cà nhiều tập đoàn, tổng công ty có kết quả kinh doanh giảm mạnh so với năm 2010.
Cũng theo KTNN, lợi nhuận sau thuế năm 2011 của Vinaconex giảm so với năm 2010 321 tỉ đồng; PVC giảm 580 tỉ đồng; Vinafood 2 giảm 133 tỉ đồng. Habeco có mức lợi nhuận trước thuế chỉ còn bằng 0,86% so với năm 2010.
Theo KTNN, tổng nợ phải thu của 27 tập đoàn, tổng công ty nhà nước tính đến 31.12.2011 là 54.133 tỉ đồng; nợ phải thu trên tổng tài sản là 20,56 % và trên vốn chủ sở hữu là 82,97%. Một số doanh nghiệp quản lý nợ chưa chặt chẽ nên để xảy ra tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn lớn. Tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản của công ty Cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp là 40%; công ty Vimeco thuộc Vinaconex là 44,63%, của công ty VC 15 là 50,06%...
Nợ xấu ở một số doanh nghiệp khá cao: nợ phải thu quá hạn trên 6 tháng của Vinafor là 64,16 tỉ đồng chiếm 92,1%; công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình giao thông 874 là 25,81 tỉ đồng chiếm 23,7 %...
Một số doanh nghiệp nhà nước còn ứng trước tiền mua hàng với số lượng lớn nhưng không áp dụng các hình thức bảo lãnh, bảo đảm cho tiền ứng trước dẫn đến nguy cơ mất vốn lớn. Ví dụ, một số công ty tại Vinafood 1 ứng trước 90% giá trị hợp đồng nhưng khách hàng chưa hoặc không giao hàng. Vinafood 2 ứng trước 80-90% giá trị hợp đồng nhưng lại chưa ban hành quy chế về ứng vốn cho người bán hàng…. Một số doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định; một số đơn vị không xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu theo quy định hiện hành…
Cũng theo KTNN, qua kiểm toán số nguồn vốn được các tập đoàn, tổng công ty sử dụng đến hết năm 2011 là 263.288 tỉ đồng thì số nợ phải trả đã chiếm gần 70% tổng nguồn vốn cho thấy các đơn vị này hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và vốn chiếm dụng được. Một số đơn vị vi phạm quy định về mức độ huy động vốn, để nợ phải trả quá hạn cao. Ví dụ: tổng công ty Cicenco8 đển nợ quá hạn 73,18 tỉ đồng; PVC 1.369 tỉ đồng; Vinacafe nợ vay dài hạn được khoanh là 162,11 tỉ đồng và nợ quá hạn 150 tỉ đồng…
Đáng chú ý, theo KTNN, đa số các doanh nghiệp xác định, kê khai thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước chưa đúng. Nên qua kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, KTNN đã kiến nghị tăng thu hơn 491,5 tỉ đồng trong đó tổng công ty cảng hàng không miền Bắc đã là 117 tỉ đồng, tổng công ty Thành An chưa kê khai 10 tỉ đồng thuế VAT…
Theo SGTT
.