(BVPL) - Trong năm 2012, hoạt động mua bán, sáp nhập DN (M&A) đã diễn sôi động ở nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đó như là một đặc trưng của thời kỳ kinh tế khó khăn.
 

 

Nhiều nhà đầu tư lớn cũng chỉ bất ngờ khi biết được tin này. Khách sạn Hilton Opera đã được chuyển nhượng 70% vốn từ các chủ đầu tư Đức, Áo sang tay một quỹ đầu tư thuộc VinaCapital trong năm 2006. Năm 2009, quỹ này công bố thoái vốn khỏi Hilton Opera với tỉ suất hoàn vốn đạt tới 23%.

 

Cho đến nay mọi người đều không rõ VinaCapital đã bán toàn bộ số cổ phần này lại cho ai và ngay cả BRG cũng không lên tiếng về việc mua được 70% vốn từ ai (sau đó mới là 30% vốn từ các chủ đầu tư Đức, Áo).


Mặc dù vậy, cũng phải công nhận rằng những thương vụ thâu tóm ngược của DN Việt Nam, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay đã chứng tỏ doanh nhân Việt không chỉ nắm bắt được cơ hội mà tiềm lực cũng như uy tín trên thương trường ngày càng tăng mới có thể thâu tóm về tay mình chóng vánh.

 

Trường Sa mua Thái Sơn giá 1 USD

 

Thương vụ mua bán một doanh nghiệp vốn thuộc top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất của Việt Nam với giá chỉ 1USD tại Hải Phòng là hiện tượng xưa nay chưa có.

Ngày 8/8/2012, ông Phạm Văn Thụ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Cty Thái Sơn cùng con trai là Phạm Hải Thanh và cộng sự đắc lực là Nguyễn Hoàng Sơn đã bị bắt tạm giam do liên quan đến các khoản “nợ xấu” hơn 1.300 tỉ đồng.


Thái Sơn là DN tư nhân lớn nổi tiếng tại Hải Phòng về kinh doanh phế liệu từ việc phá dỡ tàu cũ, rồi sau đó chuyển sang buôn bán sắt thép. Nhưng do đầu tư dàn trải, nhập lượng lớn sắt thép về không bán được, dẫn đến tình hình tài chính gặp khó khăn. Lãi vay ngân hàng liên tục tăng cao, không trả được khiến Thái Sơn lâm cảnh “nợ chồng lên nợ”, tất cả khoản vay đến nay đã quá hạn và mất khả năng thanh toán.

 

Sau đó, Công ty Trường Sa trụ sở tại 183/34 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh đã mua lại hầu hết cổ phần trong công ty Thái Sơn. Điều đang nói là Công ty Trường Sa mới thành lập năm 2011, tổng vốn đăng ký chỉ 4,9 tỉ đồng, năng lực chưa được chứng minh lại đi mua những DN có số nợ rất lớn như Thái Sơn, dẫn tới những nghi ngờ về khả năng tái cơ cấu.

 

Giới kinh doanh cho rằng đấy là một âm mưu để thoát nợ. Người bán thì đẩy trách nhiệm trả nợ sang cho người mua, người mua thì tìm cách chối bỏ coi như không biết, nhưng lại nắm toàn bộ số tại sản hiện có để kiếm lời. Vụ mua bán này gây ra rất nhiều sự quan tâm của dư luận và trở nên đình đám trong những ngày cuối năm 2012.

 

Theo Vef.vn

.