Hiện, Lang Chánh có một số điểm đến đã được xếp hạng cấp tỉnh như: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Mèo (xã Quang Hiến), danh lam thắng cảnh thác Ma Hao (xã Trí Nang), danh lam thắng cảnh thác Hón Lối (xã Giao Thiện), Đền Tiên Púa (xã Giao Thiện), đền thờ ông Lê Phúc Hoạch (xã Đồng Lương), miếu Căm (xã Tam Văn), đền thờ Lê Lợi (xã Trí Nang), chùa Trô (xã Giao An).

leftcenterrightdel
 Rừng luồng Lang Chánh đã hồi sinh – du lịch homest
Chúng tôi đã đến núi Chí Linh, cách trung tâm thị trấn Lang Chánh 18km, có bản Năng Cát, xã Trí Nang có tổng diện tích tự nhiên 600ha, đồng bào sinh sống nơi đây chủ yếu là người dân tộc Thái. Khí hậu mát mẻ, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Năng Cát nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Thác Ma Hao gắn với lịch sử chống giặc ngoại xâm của nghĩa quân Lê Lợi, thác Mây có cảnh quan hùng vĩ, hữu tình. Nơi đây không chỉ đa dạng về sinh cảnh mà còn giữ được nét nguyên sơ của miền sơn cước, đó là có tới 98,3% hộ ở nhà sàn.

Hay, bắt nguồn từ núi Pù Rinh là thác Ma Hao có độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển. Đến đây, du khách được ngắm vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng từ các dòng suối nhỏ chạy dọc theo những cánh rừng già về đây để hợp thành dòng suối lớn đổ xuống thành thác nước trắng tinh khiết đội vào những khối đá nằm dàn trải dưới chân thác. Tạo hóa và sự bào mòn của thác nước đã cho nhiều hình thù kỳ lạ, giống đàn voi đang đi xuống núi, những quả trứng khổng lồ...hết sức kỳ thú. Chiều hè, nơi đây không ít thiếu nữ người Thái đắm mình trong dòng nước mát lạnh, đùa dỡn trong tiếng ào ào của thác nước, tiếng chim rừng hót, tiếng rì rào của gió hòa quyện vào nhau.

leftcenterrightdel
Suối Hón Lối, xã Giao Thiện 
Điều kỳ diệu, mặc dù khí hậu mủa hè có khi lên tới 36, 37 độ C, nhưng nguồn nước chảy từ núi Pù Dinh chỉ từ 15 đến dưới 20 độ C. Vì vậy, từ năm 2008, Sở Khoa học & Công nghệ Thanh Hóa đã xây dựng dự án “nuôi cá hồi thí điểm”, hiện dự án này rất khả thi vì hiệu quả cao. Cá lớn nhanh, ngon như cá xứ lạnh.

Lang Chánh còn có chùa Mèo, được xây dựng từ thế kỷ XIII, nhà Trần đặt tên là chùa Chu để gắn với công chúa nhà Trần là Chu Huyền. Về phong thủy của chùa: tả thanh long là dãy núi Pù Bằng, hữu bạch hổ là dãy núi Pù Rinh, trước mặt lại có sông Âm chảy xuôi. Nơi đây, du khách đã so sánh “Nhất Hương, nhì Hà, ba Chu” (ý nói nhất chùa Hương, nhì chùa Hà, thứ ba là chùa Chu).

Để khai thác kinh tế du lịch, UBND huyện Lang Chánh đã tổ chức cho nhân dân khu vực di tích nêu trên đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm là du lịch, nâng cấp tuyến đường lên Trí Nang, cải tạo hệ thống đường điện quanh bản và lối đi xuống thác; lắp đặt biển quảng cáo du lịch homestay cho 25 hộ kinh doanh du lịch tiêu biểu; mua thùng rác đặt xung quanh khu vực bản Năng Cát và thác Ma Hao...

Cùng với các nguồn lực của Nhà nước, huyện đã kêu gọi, khuyến khích thu hút các dự án đầu tư, đẩy mạnh công tác xã hội hóa để tạo nguồn kinh phí cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch. Hàng năm, huyện cử cán bộ tham gia bồi dưỡng, nâng cao nguồn nhân lực du lịch và kiến thức thuyết minh viên, trang bị những kiến thức cơ bản cho bà con về cách giao tiếp ứng xử với khách du lịch, quan tâm đến công tác quảng bá về du lịch. Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch ăn nghỉ; khôi phục các nghề thủ công truyền thống; hỗ trợ các gia đình kinh phí trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch. Các dịch vụ du lịch đang dần được hình thành và vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự...đang được UBND Lang Chánh quan tâm.

leftcenterrightdel
 Thác Ma Hao, xã Trí Nang mùa hè đến
Các lễ hội gắn với các di tích trên địa bàn được duy trì tổ chức thường xuyên, thu hút du khách và đáp ứng nhu cầu tâm linh tín ngưỡng cho nhân dân. Năm 2018, lượng khách du lịch đến với Lang Chánh đạt trên 35.000 lượt người. Doanh thu từ du lịch ngày càng tăng lên, đời sống bà con từng bước được cải thiện và nâng cao mức sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho biết: Bên cạnh việc phát huy tiềm năng lợi thế, huyện tiếp tục kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh khai thác mở rộng đối với các di tích, danh lam thắng cảnh, xây dựng đường vào một số đền…Để tập trung nguồn lực phát triển du lịch thời gian tới, huyện mong muốn các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện để huyện tiếp cận với các nguồn vốn từ chương trình đề án quốc gia về phát triển du lịch ở các huyện miền núi. Tạo điều kiện để huyện phát huy các thế mạnh vốn có, tạo dựng các liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Đầu tư kinh phí chống xuống cấp hàng năm đối với các di tích, danh thắng đã được công nhận. Mở lớp tập huấn bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách du lịch.

Phạm Ngọc