Nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu tác động to lớn, chưa thể lường trước từ các chương trình, dự án như thủy điện, tưới tiêu, phát triển nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy lợi, quản lý lũ lụt và du lịch…

 
Theo trung tâm con người và thiên nhiên ngày 10/5 thông tin các dự án chuyển nước của các quốc gia thượng lưu kết hợp với hoạt động của đập thủy điện sẽ làm gia tăng sự thiếu hụt nguồn nước ở các quốc gia hạ lưu, trong đó Việt Nam nằm cuối cùng hạ lưu sẽ chịu tác động nặng nề nhất.
 
Trong khi đó, cục đầu tư nước ngoài-bộ kế hoạch và đầu tư cho biết, tính đến ngày 31/12/2012 đã có tổng cộng 719 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 29,2 tỷ USD; trong đó vốn của các nhà đầu tư Việt Nam là 12,8 tỷ USD.
 
Lưu vực sông Mekong là nơi đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Trong cơ cấu đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên thiên nhiên (phát triển thủy điện, khai khoáng, cây công nghiệp, khai thác lâm sản...) chiếm tỷ trọng lớn.
 
Những con đập trên thượng nguồn dòng chính sông Mekong đang de dọa nguồn nước của Việt Nam
Những con đập trên thượng nguồn dòng chính sông Mekong đang de dọa nguồn nước của Việt Nam
 
Theo ông Vũ Văn Chung, cục đầu tư nước ngoài, bộ kế hoạch và đầu tư, Việt Nam rất coi trọng vấn đề phát triển bền vững. Vì vậy, Chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các nước tiểu vùng Mekong phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật nước sở tại, bảo đảm hài hòa mục tiêu kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng dự án, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.
 
Đặc biệt, các tác động về tự nhiên, sinh thái môi trường của dòng sông Mekong không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia có dòng Mekong chảy qua mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực. Do vậy, việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư quy mô lớn trên dòng chính của sông Mekong cần phải tính đến các yếu tố phát triển bền vững cho cả khu vực.
 
Theo trung tâm con người và thiên nhiên, nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu tác động to lớn, chưa thể lường trước từ các chương trình, dự án như thủy điện, tưới tiêu, phát triển nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy lợi, quản lý lũ lụt và du lịch... trên dòng chính ở phía thượng nguồn.
 
Các dự án chuyển nước của các quốc gia thượng lưu kết hợp với hoạt động của đập thủy điện sẽ làm gia tăng sự thiếu hụt nguồn nước ở các quốc gia hạ lưu, trong đó Việt Nam nằm cuối cùng hạ lưu sẽ chịu tác động nặng nề nhất. Đặc biệt là việc thiếu nguồn nước từ sông Mekong đổ về sẽ khiến nước biển xâm mặn đến sớm hơn và kéo dài hơn vào mùa khô.
 
Trước đó GS Chung Hoàng Chương, khoa á mỹ học của city college of san francisco, chuyên gia của tổ chức phi chính phủ International Rivers đã có nhiều cuộc điền dã thực địa thủy điện ở trên thế giới, đặc biệt ở các đập thủy điện do Trung Quốc đã xây dựng trên dòng sông Mekong đã khuyến cáo, sự kiện Lào xây đập Xayaburi trên dòng chính của sông Mekong, Trung Quốc đã và đang xây dựng khoảng 11đập trên  dòng chính sông này và nối tiếp đó Lào sẽ xây dựng khoảng 9 đập khác cũng trên dòng chính. Nếu Lào thành công thì sau này Campuchia cũng có thể xây dựng được 3 cái đập trên dòng chính, như vậy Việt Nam sẽ là quốc gia bị đe dọa nhiều nhất vì Việt Nam là quốc gia nằm cuối nguồn sông Mekong.
 
Theo TS Đào Trọng Tứ, nguyên phó tổng thư ký ủy ban sông Mekong VN, việc xây đập sẽ làm thay đổi dòng chảy, chặn đường đi của cá và thủy sinh, giảm lượng phù sa, gây tổn thương nghiêm trọng đến vùng hạ lưu sông Mekong, cụ thể là Việt Nam.
 
Theo Đất Việt