(BVPL) - Căn cứ Luật tổ chức VKSND năm 2014, theo đề nghị của VKSNDTC, ngày 28/5/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 7 Nghị quyết về tổ chức bộ máy, cán bộ của VKSND gồm: Nghị quyết về bộ máy làm việc của VKSNDTC; Nghị quyết về thành viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSNDTC; Nghị quyết thành lập VKSND cấp cao; Nghị quyết về việc thành lập và giải thể các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực; Nghị quyết về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự các cấp; Nghị quyết về thành viên Ủy ban kiểm sát của VKSNDTC; Nghị quyết về tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên VKSND.
Bộ máy làm việc của VKSNDTC gồm 27 đơn vị
Theo đó, tại Nghị quyết số 951/NQ-UBTVQH13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC về về bộ máy làm việc của VKSNDTC, cụ thể gồm các đơn vị: Ủy ban kiểm sát VKSNDTC; Văn phòng VKSNDTC; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp; Cơ quan điều tra VKSNDTC; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình; Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Vụ kiểm sát thi hành án dân sự; Vụ kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; Vụ hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự; Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin; Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học; Vụ Tổ chức cán bộ; Thanh tra VKSNDTC; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Cục Kế hoạch - Tài chính; Trường Đại học kiểm sát Hà Nội; Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh; Tạp chí Kiểm sát; Báo Bảo vệ pháp luật; Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nêu rõ: Số lượng Phó Viện trưởng VKSNDTC là không quá 5 người. Trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu điều động cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Viện trưởng VKSNDTC trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tăng số lượng Phó Viện trưởng VKSNDTC; số lượng cấp phó của mỗi đơn vị cấp Cục, Vụ và tương đương thuộc bộ máy làm việc của VKSNDTC là không quá 3 người; đối với các đơn vị có tổ chức Phòng và tương đương thì số lượng Phó Trưởng phòng và tương đương là không quá 2 người. Viện trưởng VKSNDTC quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của VKSNDTC; căn cứ tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng VKSNDTC quyết định biên chế, số lượng Kiểm sát viên, công chức khác, viên chức và người lao động khác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của VKSNDTC.
Đối với Nghị quyết số 952/NQ-UBTVQH13 về thành viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSNDTC, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSNDTC gồm: Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC, Chủ tịch Hội đồng; các Ủy viên gồm: ông Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; ông Nguyễn Văn Quyền; Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam.
Thành lập 3 VKSND cấp cao
Tại Nghị quyết số 953/NQ-UBTVQH13 về thành lập VKSND cấp cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập 3 VKSND cấp cao gồm: VKSND cấp cao tại Hà Nội; VKSND cấp cao tại Đà Nẵng; VKSND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh. VKSND cấp cao có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng; số lượng Phó Viện trưởng VKSND cấp cao không quá 4 người. Bộ máy làm việc của VKSND cấp cao gồm có Ủy ban kiểm sát, Văn phòng, các Viện và tương đương. Văn phòng, Viện và tương đương có thể có Phòng và tương đương; số lượng cấp phó của Văn phòng, Viện và tương đương là không quá 3 người; số lượng cấp phó của mỗi đơn vị cấp phòng và tương đương là không quá 2 người. Viện trưởng VKSNDTC quy định cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của VKSND cấp cao. Cũng theo Nghị quyết, VKSND cấp cao tại Hà Nội thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp cao tại Hà Nội; VKSND cấp cao tại Đà Nẵng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp cao tại Đà Nẵng; VKSND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, căn cứ tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên của VKSND đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng VKSNDTC quyết định biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác của từng VKSND cấp cao.
Thành lập 11 Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, 28 Viện kiểm sát quân sự khu vực
Đối với Nghị quyết số 954/NQ-UBTVQH13 về việc thành lập, giải thể các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị việc thành lập 11 Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, gồm: Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1; Viện kiểm sát quân sự Quân khu 2; Viện kiểm sát quân sự Quân khu 3; Viện kiểm sát quân sự Quân khu 4; Viện kiểm sát quân sự Quân khu 5; Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7; Viện kiểm sát quân sự Quân khu 9; Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội; Viện kiểm sát quân sự Quân chủng Phòng không - Không quân; Viện kiểm sát quân sự Quân chủng Hải quân; Viện kiểm sát quân sự Bộ đội Biên phòng. Thành lập 28 Viện kiểm sát quân sự khu vực, gồm: Viện kiểm sát quân sự khu vực 11, Viện kiểm sát quân sự khu vực 12, Viện kiểm sát quân sự khu vực 13 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1; Viện kiểm sát quân sự khu vực 21, Viện kiểm sát quân sự khu vực 22, Viện kiểm sát quân sự khu vực 23 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân khu 2; Viện kiểm sát quân sự khu vực 31, Viện kiểm sát quân sự khu vực 32, Viện kiểm sát quân sự khu vực 33 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân khu 3; Viện kiểm sát quân sự khu vực 41, Viện kiểm sát quân sự khu vực 42, Viện kiểm sát quân sự khu vực 43 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân khu 4; Viện kiểm sát quân sự khu vực 51, Viện kiểm sát quân sự khu vực 52, Viện kiểm sát quân sự khu vực 53 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân khu 5; Viện kiểm sát quân sự khu vực 71, Viện kiểm sát quân sự khu vực 72, Viện kiểm sát quân sự khu vực 73 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7; Viện kiểm sát quân sự khu vực 91, Viện kiểm sát quân sự khu vực 92, Viện kiểm sát quân sự khu vực 93 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân khu 9; Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội; Viện kiểm sát quân sự khu vực 1, Viện kiểm sát quân sự khu vực 2 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân chủng Phòng không - Không quân; Viện kiểm sát quân sự khu vực 1, Viện kiểm sát quân sự khu vực 2 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân chủng Hải quân; Viện kiểm sát quân sự khu vực 1, Viện kiểm sát quân sự khu vực 2 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Bộ đội Biên phòng. Viện trưởng VKSNDTC thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền theo lãnh thổ của các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, các Viện kiểm sát quân sự khu vực được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị quyết. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 954/NQ-UBTVQH13 nêu rõ: Giải thể 4 Viện kiểm sát quân sự quân đoàn, gồm: Viện kiểm sát quân sự Quân đoàn 1; Viện kiểm sát quân sự Quân đoàn 2; Viện kiểm sát quân sự Quân đoàn 3; Viện kiểm sát quân sự Quân đoàn 4. Giải thể 4 Viện kiểm sát quân sự khu vực, gồm: Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân đoàn 1; Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân đoàn 2; Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân đoàn 3; Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân đoàn 4.
Nghị quyết số 955/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự các cấp, cụ thể: Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự Trung ương gồm có: Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra gồm: Văn phòng Cơ quan điều tra và Ban điều tra; Phòng tổ chức cán bộ; Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự; Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm; Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án; Phòng nghiên cứu tổng hợp; Phòng kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Bộ máy làm việc của các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gồm có: Ủy ban kiểm sát; Ban thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự; Ban kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án và khiếu tố; Ban kế hoạch tổng hợp - hành chính. Bộ máy làm việc của các Viện kiểm sát quân sự khu vực gồm có: Bộ phận thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự; Bộ phận kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án và khiếu tố; Bộ phận kế hoạch tổng hợp - hành chính. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nêu rõ: Số lượng Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương không quá 3 người; số lượng Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương không quá 2 người; số lượng Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực không quá 1 người. Viện trưởng VKSNDTC quy định cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự các cấp sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Căn cứ số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự các cấp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng VKSNDTC quyết định số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự mỗi cấp sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát VKSNDTC không quá 15 người
Đối với Nghị quyết số 958/NQ-UBTVQH13 về thành viên Ủy ban kiểm sát của VKSNDTC, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát VKSNDTC không quá 15 người. Cử các ông, bà làm thành viên Ủy ban kiểm sát của VKSNDTC gồm: Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC; Ông Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng VKSNDTC; Ông Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSNDTC; Ông Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSNDTC; Ông Bùi Mạnh Cường, Phó Viện trưởng VKSNDTC; Bà Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Phó Viện trưởng VKSNDTC; Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Viện trưởng VKSNDTC, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương; Bà Lê Thị Tuyết Hoa, Kiểm sát viên VKSNDTC; Ông Dương Văn Phùng, Kiểm sát viên VKSNDTC; Bà Nguyễn Thị Yến, Kiểm sát viên VKSNDTC; Ông Nguyễn Minh Đức, Kiểm sát viên VKSNDTC; Ông Nguyễn Việt Hùng, Kiểm sát viên VKSNDTC; Ông Lê Thành Dương, Kiểm sát viên VKSNDTC.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 924/2015-UBTVQH13 về tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên VKSND. Nghị quyết đã quyết nghị về các nội dung như: Phạm vi điều chỉnh; tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên; tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên; tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên chính; tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp; Hội đồng tuyển chọn, xét thi tuyển nâng ngạch Kiểm tra viên; Hội đồng thi tuyển Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp; miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên; hiệu lực thi hành.
Ngoài Nghị quyết số 952/NQ-UBTVQH13 có hiệu lực kể từ ngày ký, 6 Nghị quyết còn lại đều có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2015.
P.V