leftcenterrightdel
Cán bộ Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cùng lãnh đạo tỉnh họp bàn phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa nắng nóng 2018.

Hà Tĩnh hiện có 360.198ha rừng và đất lâm nghiệp, phân bố trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố (chiếm trên 60% diện tích tự nhiên). Trong đó, diện tích rừng trọng điểm dễ cháy lớn trên 120.000 ha,trải đều trên địa bàn các huyện, thị xã.  Hàng năm từ tháng 5 đến tháng 9 toàn tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió phơn Tây Nam (gió Lào), nhiệt độ bình quân cao 39-420C, nguy cơ cháy rừng và cháy lớn rất dễ xẩy ra.

Hàng năm đến mùa hanh khô, Kiểm lâm Hà Tĩnh đã tập trung công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để người dân hiểu ý nghĩa, tác dụng của rừng, những tác hại của việc cháy rừng, mất rừng. Đồng thời yêu cầu củng cố, kiện toàn ban chỉ huy PCCR từ cấp huyện đến cấp xã. Ngoài ra, mở các lớp tập huấn về PCCR và bảo vệ rừng cho lực lượng xung kích các xã, lực lượng dân quân… Phân công rõ trách nhiệm tới từng tổ chức, cá nhân liên quan chuẩn bị các phương án chủ động đối phó và khắc phục nếu cháy rừng xảy ra.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Kiểm lâm Hà Tĩnh tập trung kiểm tra chặt chẽ các đối tượng ra vào rừng, đẩy mạnh hướng dẫn, vận động nhân dân phát đường băng cản lửa.
 

Theo ông Phan Thanh Tùng – Trưởng phòng bảo vệ rừng và BTTN: “Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về PCCCR trong mọi tầng lớp nhân dân. Hàng năm đến mùa hanh khô, nhờ xác định công tác PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm của ngành, nên ngay từ đầu năm Cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện triệt để phương châm "4 tại chỗ", nhằm chủ động và sẵn sàng ứng cứu, kịp thời các vụ cháy rừng khi mới phát sinh; duy trì chế độ thường trực 24/24 giờ trong suốt thời gian cao điểm nắng nóng. Nghiêm cấm các chủ rừng, người dân địa phương tự ý xử lý thực bì bằng lửa trong thời gian cao điểm nắng nóng (từ tháng 5 đến tháng 9). Đặc biệt là xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có)”.

Song song với việc tăng cường lực lượng trực ở các chốt, trạm bảo vệ rừng để có thể phát hiện nhanh nhất các đám cháy xảy ra, các ban quản lý rừng cấp huyện, tổ đội bảo vệ rừng cơ sở còn tập trung kiểm tra chặt chẽ các đối tượng ra vào rừng, đẩy mạnh hướng dẫn, vận động nhân dân phát đường băng cản lửa. Nhờ chủ động, kịp thời triển khai các biện pháp PCCR và chấp hành tốt các quy định bảo vệ PCCR, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh không xảy ra vụ cháy lớn nào. Cơ bản các đám cháy nhỏ đều được khống chế và dập tắt nhanh chóng.

leftcenterrightdel
Lực lượng Kiểm Lâm Hà Tĩnh đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp PCCCR, sát đúng với tình hình thực tế.

Sau các vụ cháy rừng xảy ra phải khẩn trương chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, điều tra làm rõ nguyên nhân, các đối tượng gây cháy để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đồng thời tổ chức họp rút kinh nghiệm, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các đơn vị phải thực hiện rà soát quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR  rừng đã ký kết, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương các cấp tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị PCCCR, đảm bảo xử lý kịp thời các tình huống cháy rừng xảy ra; kiểm tra, ngăn chặn xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm thủ phạm gây ra cháy rừng

Thời điểm này đang bắt đầu vào mùa hanh khô, dự báo thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, vì thế công tác chủ động phòng chống cháy rừng (PCCR) đang được các cấp chính quyền, ngành chuyên môn tập trung thực hiện. Kiểm lâm Hà Tĩnh đã chỉ đạo các ngành chuyên môn chủ động đưa ra các phương án, ứng phó,  tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2018 nhằm hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn.

Đặng Thùy