|
|
Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, ông Trịnh Văn Chiến, UVTW Đảng, Bí thư Tính ủy Thanh Hóa trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng bộ và nhân dân TP Thanh Hóa. |
Tháng 7/2012, TP Thanh Hóa sáp nhập thêm 17 xã của 3 huyện lân cận về thành phố đã hoàn thành lập quy hoạch. Theo đó, thành phố Thanh Hóa các thành phần kinh tế đa dạng hơn từ các loại hình sản xuất của từng địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là nhiệm vụ của thành phố trong việc xúc tiến xây dựng NTM đố với 17 xã mới sát nhập.
Thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng NTM, năm 2012 thành phố Thanh Hóa thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, gồm 45 thành viên, Bí thư Thành ủy làm trưởng ban. UBND thành phố thành lập Văn phòng điều phối NTM. Hàng năm HĐND thành phố đã cụ thể hóa các nghị quyết của Thành ủy, tập trung hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế xã hội. UBND thành phố xây dựng đề án, chương trình, kết hoạch xây dựng NTM cụ thể cho từng năm….
|
|
Ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy thừa ủy quyền của Chủ tịch nước gắn Huân chương Lao động hạng Ba vào cờ thi đua của TP Thanh Hóa |
Bằng sự chỉ đạo cụ thể trong việc sử dụng nguồn đất, phát triển chăn nuôi, cây trồng, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi điền dồn thửa…Vì vậy, về nông nghiệp 17/17 xã đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sản phẩn chất lượng được thị trường chấp nhận.
Về, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (giai đoạn 2012 – 2019) có tốc độ tăng trưởng đạt 13,4%, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
|
|
Ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT, CVP điều phối xây dựng NTM điều hành buổi lễ |
Thành phố đã thực hiện tốt các chính sách đầu tư. Vì vậy, năm 2012 có 1.800 doanh nghiệp, đến nay đã có gần gần 4.300 doanh nghiệp, các doanh nghiệp góp phần cơ bản giải quyết lao động thành phố và lao động của các địa phương lân cận với mức lương đạt từ 4,2 triệu đến 7 triệu đồng/tháng (phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh).
Đặc biệt, hiện tỷ lệ hộ nghèo NTM còn 0,6 % (giảm 4,38% so với năm 2012) các hộ có thu nhập ước đạt 43, 6 triệu đồng/năm. Từ năm 2012 đến nay 17 xã đã xây dựng được 51,26km đường giao thông nông thôn, 57,3km kênh mương nội đồng, 9 công trình y tế, 95 trạm biến áp, 42,6 km đường trung thế, 17 công sở...
Công tác giáo dục – đào tạo và chăm sóc sức khỏe ban đầu, an toàn thực phẩm được chú trọng.
Đặc biệt, 17 xã có 94 di tích lịch sử văn hóa (21 di tích cấp quốc gia, 73 di tích cấp tỉnh), trong đó trên 55% di tích đã được trùng tu.
Từ năm 2012 đến nay, 17 xã của thành phố Thanh Hóa, tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM đạt 4.073 tỷ đồng. Trong đó: vốn Trung ương 44 tỷ đồng; Ngân sách tỉnh 73 tỷ đồng; Ngân sách thành phố 330 tỷ đồng; Ngân sách xã 712 tỷ đồng; Vốn vay tín dụng 60 tỷ đồng, Doanh nghiệp, HTX 297 tỷ đồng và đóng góp của nhận dân bằng ngày công, hiến đất….khoảng 2.557 tỷ đồng.
Từ hiệu quả trong chỉ đạo xây dựng NTM, ngày 15/10/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1385/QĐ-TTg công nhận TP Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2019 (về đích trước 1 năm) và tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng bộ và nhân dân thành phố Thanh Hóa.
Tại buổi lễ, ông Lê Anh Xuân, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa cảm ơn nhân dân và đảng bộ cơ sở đã đồng lòng, góp sức xây dựng NTM. Cảm ơn sự giúp đỡ của cấp trên và hứa tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí mà 17/17 xã được công nhận NTM.
Năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của thành phố đạt 115 triệu đồng/năm, có 14/17 xã lên phường. Đến năm 2025 có 3 xã đạt NTM nâng cao…