Đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng "đừng chọn người có chức vụ làm đại biểu chuyên trách vì người có chức vụ thường chỉ tay 5 ngón.".
 

 

Thực tế, về mặt tâm lý, để có kết quả tín nhiệm thấp như vậy có thể họ sẽ muốn từ chức để tránh cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà kết quả sẽ không thay đổi số phận, tránh được tâm lý nặng nề.
 
"Khi kết quả 2/3 tín nhiệm thấp thì Quốc hội không cần thiết phải bỏ phiếu tín nhiệm một lần nữa", ông Tám nhận định.
 
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng) đề nghị cần làm rõ trường hợp nào là kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm, trường hợp nào là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Hiến pháp quy định một trong những công cụ kiểm soát của quyền lập pháp với quyền hành pháp là bỏ phiếu bất tín nhiệm.
 
"Nếu hành pháp cảm thấy chưa thoả mãn với những phê phán đối với mình thì có thể đề nghị cơ quan lập pháp bỏ phiếu tín nhiệm. Trường hợp đại biểu Quốc hội hay một cơ quan Quốc hội cảm thấy không thể tín nhiệm Chính phủ hoặc thành viên Chính phủ thì kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Quy định như vậy mới đảm bảo tính khả thi trong thực hiện kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm của đại biểu Quốc hội", đại biểu Huỳnh Nghĩa nói.
 
Theo VTC News
.