(BVPL) - Tiếp tục chương trình của kỳ họp thứ tám, ngày 03/11/2014, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
 


Trên thực tế có thể có nhiều lý do khách quan hay chủ quan khác nhau, người thi hành không có đơn yêu cầu thi hành án hoặc có đơn chậm thì bản án vẫn chưa được đưa ra thi hành. Như thế chưa phù hợp với Hiến pháp đã nói trên và cũng chưa thực sự chủ động bảo vệ quyền lợi của công dân, nó cũng làm tăng thêm tình trạng tồn đọng án. Bởi vậy, tôi đề nghị cùng với việc người được thi hành án có đơn yêu cầu thì cơ quan thi hành án cũng có nhiệm vụ chủ động ra quyết định thi hành án trong tất cả các trường hợp, trừ khi đã hết thời hiệu.

Đồng thời đề nghị bổ sung quyền được yêu cầu giải thích bản án, quyết định không rõ ràng của tòa án, của người được thi hành án. Như vậy vừa đảm bảo quyền của người được thi hành án và phù hợp dự thảo luật về trách nhiệm của cơ quan ra bản án, quyết định trong thi hành án có quy định rằng: có văn bản giải thích những nội dung mà bản án quyết định tuyên chưa rõ ràng trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự hoặc của cơ quan thi hành án dân sự.

Mặt khác, gốc của vấn đề án tuyên không rõ ràng này là chất lượng của hoạt động xét xử. Bởi vậy, cùng với những quy định trong dự thảo luật này cần hoàn chỉnh pháp luật về tòa án và xây dựng đội ngũ thẩm phán thực sự có phẩm chất, năng lực để bản án quyết định của tòa án luôn luôn là những bản án quyết định chính xác, rõ ràng.

Việc xác minh tài sản, thu nhập của người phải thi hành án thường là không dễ dàng. Người phải thi hành án có thể có nhiều địa bàn khác nhau hoặc có thu nhập ở nơi khác với người được thi hành. Tài sản có thể nằm ở nhiều địa phương khác nhau và cũng có thể ở nước ngoài. Mặt khác, người phải thi hành án thường có những hành vi tẩu tán tài sản, che giấu nguồn thu nhập v.v... Vì vậy, trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc của người được thi hành án, nếu không có sự phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện của cơ quan tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của chính quyền sở tại thì sẽ rất khó khăn.

“Tôi thấy, nếu không nắm giữ thông tin thì tổ chức, cá nhân, đặc biệt là chính quyền sở tại cần phải giúp đỡ, tạo điều kiện bằng nhiều cách khác nhau như vận động, tuyên truyền người phải thi hành án, có biện pháp hạn chế hoặc ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản... Bởi vậy, tôi đề nghị bổ sung trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình xác minh tài sản thu nhập của cá nhân, tổ chức, nhất là của chính quyền sở tại đối với cơ quan thi hành án và người được thi hành án khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án” - ông Tám chia sẻ.

Vì vậy, dự thảo luật không cần quy định có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người được thi hành án từ chối hoặc chỉ yêu cầu một phần, hoặc đã tự thỏa thuận thì mới phải làm đơn gửi cơ quan chức năng.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng việc sửa đổi, bổ sung Luật phải bảo đảm đúng Nghị quyết số 45/2013/QH13 của Quốc hội, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và định hướng cải cách tư pháp. Theo đó, tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết, vướng mắc nhất hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự, đề cao trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án và các cơ quan liên quan.
 

PV

.