(BVPL) - Đó là phát biểu của Viện trưởng VKSNDTC, Nguyễn Hòa Bình với báo chí tại kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XIII về dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) (sửa đổi).

 


Một là, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tố tụng chứ không phải của bị can, bị cáo. Thứ hai, trong hoạt động điều tra có một nguyên tắc:  phải trọng chứng hơn trọng cung, người ta không quá coi trọng lời khai. Thứ ba, lời khai của bị can, bị cáo chỉ được sử dụng làm chứng cứ trước tòa khi nó phù hợp với các chứng cứ khác. Thứ tư, lời khai của bị can, bị cáo không được sử dụng làm chứng cứ trước tòa khi là chứng cứ duy nhất. Như vậy, nó không phải là cái quyết định đến quá trình giải quyết vụ án. Vì quá trình giải quyết vụ án có nhiều quá trình thu thập chứng cứ chứ không phải căn cứ duy nhất vào lời khai của bị can, bị cáo. Khi bị cáo im lặng có nghĩa là từ chối quyền tự bào chữa, từ chối hưởng lượng khoan hồng từ việc hợp tác với cơ quan điều tra, đồng thời thừa nhận các quá trình chứng minh khác.

PV: Việc Dự luật quy định bị can, bị cáo có quyền tiếp cận hồ sơ vụ án còn có nhiều ý kiến băn khoăn như an toàn về hồ sơ vụ án, vậy xin Viện trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?

Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình: Có thể nói, việc tiếp cận hồ sơ của bị can, bị cáo  phải có điều kiện: Khi không có luật sư, bị can, bị cáo đảm nhận việc tự bào chữa trước tòa và quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp, một quyền hiến định thì Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) phải thể hiện. Thứ hai, về thời điểm có nhiều người băn khoăn có thể gây khó khăn cho quá trình tố tụng. Nhưng trong Luật quy định sau khi kết thúc điều tra thì được tiếp cận. Tiếp nữa, bị can, bị cáo chỉ được tiếp cận những tài liệu, những hồ sơ liên quan đến việc buộc tội của mình, còn những tài liệu khác thì không được tiếp cận nếu không cần thiết cho quá trình tự bào chữa.

Còn liên quan đến an toàn hồ sơ, trong dự thảo cũng quy định chỉ được tiếp cận bản sao, hoặc những tài liệu đã được số hóa đưa vào máy tính. Nhiều nước, như Thụy Sỹ thì mỗi bị can, bị cáo được cấp một mật khẩu và truy cập vào một địa chỉ nào đó mà trong đó có đầy đủ thông tin cho việc tự bào chữa của bị can, bị cáo, những điều này được tính đến trong Dự thảo luật. Một số cơ quan còn băn khoăn về nội dung này, chúng tôi cho rằng về cơ bản đã được giải quyết nhưng chúng ta phải tôn trọng quyền con người, có trách nhiệm thực thi Hiến pháp.

PV: Theo quy định hiện nay, Tòa án chỉ được xét xử theo tội danh mà VKS truy tố, còn trong dự thảo luật lần này thì cho phép Tòa án được xét xử theo hành vi chứ không phải bắt buộc theo tội danh mà VKS truy tố, có ý kiến cho rằng bị cáo và luật sư chưa chuẩn bị kịp hồ sơ tài liệu bảo vệ về tội mà Tòa án xét xử. Vậy Viện trưởng có ý kiến như thế nào?

Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình: Đây là vấn đề có nhiều ý kiến tranh cãi, trong quá trình xây dựng cũng như trong kinh nghiệm thực tiễn, thực thi BLTTHS hiện hành. Nếu quy định như BLTTHS hiện hành thì có lợi thế là quyền bào chữa của luật sư, bị cáo khi tranh tụng được đảm bảo và chủ động. Bị cáo và luật sư biết bị truy tố về tội gì, trên cơ sở đó chuẩn bị tài liệu tranh tụng. Nhưng đối với những vụ án đã rõ mà tòa không có quyền tuyên, phải trả lại cho cơ quan công tố, cơ quan điều tra làm lại thì mới đưa ra truy tố và Tòa án và HĐXX tuyên án theo tội danh mới. Như vậy thì kéo dài thời hạn vụ án và vi phạm việc xét xử vụ án phải khẩn trương, rút ngắn các giai đoạn tố tụng nên lần này Dự thảo xin ý kiến Quốc hội cho phép TA về mặt giới hạn  xét xử là không phụ thuộc vào tội danh VKS truy tố mà chỉ xét xử trên cơ sở hành vi của bị cáo, nhưng nếu HĐXX tuyên với tội danh cao hơn tội danh VKS truy tố thì HĐXX không được phép phải trả lại hồ sơ cho VKS, còn nếu tuyên với tội danh có mức án thấp hơn mức VKS truy tố thì được phép. Như vậy, quyền bào chữa và quyền con người vẫn được bảo vệ.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí Viện trưởng!
 

Ngọc Đức (thực hiện)

.