Tham dự chương trình có PGS.TS Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh thừa Thiên Huế; GS.TS. Ian Lilley - Tổng Thư ký Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương; GS.TS. Phạm Văn Đức - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Giang Hải - Viện trưởng Viện Khảo cổ học và TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. 

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ- Thái Bình Dương

Phát biểu phiên tại chương trình khai mạc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Dung gửi lời cảm ơn và hoan nghênh các nhà khoa học trên thế giới về tham dự Đại hội Hội tiền sử Ấn Độ Thái Bình Dương lần thứ 21 được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là sự quan tâm và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên - Huế sẵn sàng chung tay, đồng hành với IPPA và các tổ chức liên quan nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa khảo cổ học của quốc gia và khu vực.

leftcenterrightdel
PGS.TS Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại lễ khai mạc 

GS.TS. Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chia sẻ, đây là một trong những sự kiện khoa học lớn và quan trọng nhất của giới khảo cổ học thế giới. Là cơ hội để các nhà nghiên cứu gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin và kết quả nghiên cứu của mình cũng như thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đánh giá cao việc Ban chấp hành IPPA đã quyết định chọn Viện Khảo cổ học là cơ quan tổ chức sự kiện này, đặc biệt là có sự phối hợp tổ chức của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.

leftcenterrightdel
GS.TS Lan Lilley, tổng Thư ký Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương phát biểu tại buổi lễ 

Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) là cơ quan cao nhất về di sản khảo cổ và khảo cổ học của khu vực. Khảo cổ học ngày nay không chỉ dừng lại ở các nghiên cứu cơ bản mà ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội khác, hướng đến phục vụ trực tiếp đời sống cộng đồng. Di sản văn hóa cả trên mặt đất, trong lòng đất và dưới nước đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn không chỉ trong lĩnh vực văn hóa giáo dục mà còn trong sự liên kết xã hội hòa bình. Trong đó vai trò của các nhà khảo cổ học là rất quan trọng.

leftcenterrightdel
TS Phan Thanh Hải- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phát biểu tại lễ khai mạc

Đại hội sẽ tiếp tục diễn ra từ ngày 23 đến ngày 28.9.2018 với nhiều phiên thảo luận, nhiều chủ đề báo cáo khác nhau, bao gồm: quá khứ khảo cổ học từ các địa điểm xưa nhất của con người sống trong vùng Ấn Độ - Thái  Bình Dương đến các mốc thời gian gần đây hơn, các phương pháp lý thuyết mới và vấn đề kỹ thuật cao trong nghiên cứu thực địa và phân tích tại phòng thí nghiệm, cách các nhà khảo cổ nên tiếp cận quá khứ lịch sử gần đây và nghiên cứu về khảo cổ học ở Đông Nam Á trong thế kỷ 21 cùng nhiều vấn đề liên quan đến Hiệp hội và các thành viên của Hội và khảo sát thực địa tại các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.

leftcenterrightdel
 
GS.TS Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại buổi lễ 

Sau khi kết thúc chương trình Đại hội, những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2018 sẽ được công bố vào ngày 29 và 30/9.

                                                                                  Trọng Bình