Nhận thức những thiệt hại dồn dập và nặng nề của doanh nghiệp lữ hành, Hiệp hội Du lịch TPHCM đã kiến nghị với các ngành chức năng có chủ trương linh hoạt hơn nữa để giúp doanh nghiệp cầm cự và vượt qua đại dịch.

leftcenterrightdel
 Xót xa hình ảnh xuồng chèo vắng khách vì dịch Covid-19.
leftcenterrightdel
Những người chèo xuồng ở cù lao Thới Sơn ngồi đợi khách ngày cuối tuần. Mỗi chuyến được 15.000 đồng nhưng vì dịch COVID-19, có ngày họ không có chuyến nào... 
leftcenterrightdel
Chị Trần Thị Mỹ Hoàng, một hướng dẫn viên tiếng Nhật kỳ cựu đang giới thiệu sản phẩm làm từ ca cao cho du khách. Chị đã không lên tour một năm qua kể từ khi bùng phát dịch. Hiện chị phải đi bán hàng ở hội chợ để kiếm thêm thu nhập. 

Các hỗ trợ gồm: miễn hoặc giảm 50% thuế VAT cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, cơ sở lưu trú, vận chuyển, lữ hành, khu du lịch đến hết năm 2021. Vì hiện nay đa số doanh nghiệp lữ hành không có doanh thu, phải bù lỗ do phát sinh lãi vay và các chi phí khác…

Ngoài ra, miễn tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp du lịch trong năm 2021 và 2022. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch tiếp cận gói vay ưu đãi lãi suất 0% giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động cũng như đẩy nhanh tiến độ phục hồi. Kéo dài thời gian trả nợ ngân hàng đến hạn để doanh nghiệp không rơi vào phát sinh nợ xấu.   

Đồng thời, miễn phí cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa, thẻ hướng dẫn viên du lịch trong năm 2021. 

Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TPHCM cho biết, hiệp hội cùng các doanh nghiệp du lịch hội viên đã phối hợp các đơn vị vận chuyển và hiệp hội du lịch các địa phương tích cực triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa trên toàn quốc, hứa hẹn một mùa du lịch Tết 2021 với nhiều khởi sắc. 

Tuy nhiên, trưa 28/1, Việt Nam ghi nhận 82 ca nhiễm COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh, cùng liên tiếp các ca nhiễm những ngày sau đó.  Để bảo vệ chính mình cũng như thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, người dân và du khách đã đồng loạt hoãn, hủy tour du lịch, đặc biệt là các tour du lịch Tết đã đăng ký trước đó. 

leftcenterrightdel
 Hiện tại, lượng khách đi chơi về trong ngày dịp cuối tuần gần TPHCM vẫn còn khá ít, chưa phục hồi nhưng lại bị dịch COVID-19 tấn công dồn dập.

"Điều này một lần nữa chồng chất khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch khi phải hoàn lại tiền cọc hoặc dời ngày vô thời hạn đối với khách hàng trong khi vẫn phải thanh toán tiền cho các đơn vị cung ứng dịch vụ hoặc thương lượng để cùng chia sẻ rủi ro", bà Khánh thông tin.

leftcenterrightdel
 Theo bà Khánh, trong thời gian qua, các chính sách ứng phó của Chính phủ với dịch COVID-19 đã thu được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên thực tiễn triển khai cho thấy các chính sách này vẫn đang phát sinh một số bất cập, hạn chế.

Trước những thiệt hại dồn dập và nặng nề này của doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch TPHCM kiến nghị với các ngành chức năng có chủ trương linh hoạt hơn nữa để doanh nghiệp cầm cự vượt qua đại dịch. Cụ thể, hiện nay doanh nghiệp du lịch được áp dụng quy định thời gian nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) trong đợt dịch của tháng 3/2020 được giãn 6 tháng, còn hiện nay vẫn phải đóng đủ, đúng thời gian. Ngoài ra đối với thuế thu nhập doanh nghiệp do hoạt động lỗ nên cũng không áp dụng chính sách này. Đối với thuế thu nhập cá nhân cũng chưa nhận được chính sách hỗ trợ nào, vẫn phải đóng đủ và đúng thời gian. Việc giảm giá điện đối với cơ sở kinh doanh nhà hàng - khách sạn chỉ áp dụng đến hết năm 2020. Về bảo hiểm xã hội, hiện cho giãn nộp với điều kiện phải cắt giảm trên 50% lao động. Doanh nghiệp nào không cắt giảm lao động thì xem như vẫn đóng bình thường.

Theo Dân trí