Khán đài chính, ở vạch xuất phát, mang tên Thăng Long. Đây là tên cũ của thủ đô Hà Nội, tượng trưng cho sự trỗi dậy không ngừng. Trên khán đài Thăng Long là biểu tượng Khuê Văn Các. Sau khi xuất phát, các tay đua bước vào Turn 1 - góc cua thú vị nhất đường đua theo kiến trúc sư Hermann Tilke. Tại đó, ban tổ chức bố trí khán đài Hải Phòng - thành phố cảng lớn nhất miền Bắc.
leftcenterrightdel
Khán đài chính Thăng Long. Ảnh: Ngọc Thành. 
Sau góc cua một tốc độ thấp, các tay đua phải nhanh chóng tăng tốc từ Turn 2 đến Turn 4. Khán đài Hạ Long - di sản Thiên nhiên thế giới - được đặt ở khu vực này và khán giả có thể chứng kiến những pha vượt mặt kịch tính, do tốc độ liên tục thay đổi.

Ra khỏi Turn 5, các tay đua bước vào đoạn đường thẳng dài khoảng 800 mét dọc đường Lê Quang Đạo, đến Mễ Trì. Ở bùng binh Lê Quang Đạo - Mễ Trì, khán đài Huế Matrix One tọa lạc. Ở góc cua hình kẹp tăm này, khán giả chờ đợi các tay đua thoát cua ở tốc độ cao, để chiếm lợi thế cho đoạn thẳng 1,5 km trước mắt.

leftcenterrightdel
Vị trí và tên gọi các khán đài F1 Mỹ Đình. 
Cuối đoạn thẳng dài nhất đường đua, ban tổ chức lần lượt đặt khán đài Đà Nẵng và Nha Trang. Đây là những thành phố biển hút nhiều khách du lịch bậc nhất miền Trung. Các tay đua sẽ nhấn phanh cháy đường khi giảm tốc độ đột ngột để vào góc cua hẹp số 11.

Đoàn đua sẽ quay đầu ở Turn 11, bước vào góc cua số 12 tốc độ cao. Ở đó, ban khán đài Sài Gòn và Cần Thơ lần lượt lộ diện. Đây là hai thành phố trọng điểm miền Nam. Sau những góc cua liên tiếp từ Turn 13 đến Turn 21, đoàn đua bước vào những thử thách cuối. Khán đài Phú Quốc được đặt cuối cùng, ở Turn 22 và 23, ngay trước khi đoàn đua về đích. Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, với nhiều bãi biển đẹp.
leftcenterrightdel
Phối cảnh đường đua F1 Việt Nam.  
Đường đua F1 Việt Nam diễn ra trên một nửa là đường phố. Các khán đài trên phố, từ Huế đến Cần Thơ, được thiết kế di động.

Chặng đua F1 Việt Nam lần đầu diễn ra ngày 5/4/2020.
Theo VnExpress