Huawei là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, Huawei còn là đóng vai trò chiến binh hàng đầu của Trung Quốc trong tham vọng giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

leftcenterrightdel
 Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu đã gây xôn xao giữa thời điểm Mỹ-Trung vẫn tồn tại chiến tranh thương mại. Ảnh: The Straits Times

Trung Quốc đã bơm hàng trăm tỷ USD vào kế hoạch “Made in China 2025" nhằm biến quốc gia này trở thành đầu tàu thế giới trong lĩnh vực robot, ô tô điện và chip máy tính. Việc công bố công nghệ không dây 5G gắn liền với Huawei hiện cũng là ưu tiên hàng đầu.

Trong khi đó, phía Mỹ đã thể hiện rất rõ ràng ý định đứng trên Trung Quốc trong năng lực công nghệ. Tờ China Daily ngày 6/12 cáo buộc: “Mỹ đang cố gắng kiềm chế sự lớn mạnh của Huawei trên thế giới bởi công ty này là tiên phong trong các doanh nghiệp công nghệ cạnh tranh của Trung Quốc”.

Tham vọng công nghệ của Trung Quốc đã khiến Mỹ quan ngại trong nhiều năm trời. Đặc biệt là khi Mỹ coi mục tiêu của Trung Quốc là phụ thuộc vào các công nghệ đánh cắp từ Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng giải quyết lo ngại một cách trực diện. Chính phủ Tổng thống Trump đánh giá hàng tỷ USD tiền thuế nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc là một phương thức để ngăn tình trạng đánh cắp công ngh. Giới chức trách Mỹ cũng lên tiếng đề nghị Trung Quốc không buộc công ty nước ngoài phải trao bí mật công nghệ làm điều kiện để gia nhập thị trường hơn 1,3 tỷ dân này.

Do vậy, kênh CNN (Mỹ) đánh giá vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu đang góp phần leo thang căng thẳng trong cuộc chiến vốn đã dồn nén trong một thời gian.

Huawei không phải là công ty công nghệ duy nhất của Trung Quốc mà Mỹ nhắm tới. Trong tháng 4, Bộ Thương Mại Mỹ đã cấm doanh nghiệp quốc gia này không được xuất khẩu linh kiện cho ZTE bở cho rằng công ty Trung Quốc này vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran và Triều Tiên. Điều này đã khiến ZTE chệnh choạng trong nhiều tháng.

Đến tháng 10, Bộ Thương Mại Mỹ ban hành lệnh cấm xuất khẩu tương tự với doanh nghiệp quốc doanh chuyên sản xuất chip điện tử của Trung Quốc Fujian Jinhua.

Cùng thời điểm này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy ngành công nghệ quốc gia theo hướng tự cấp, cắt giảm phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài.

leftcenterrightdel
 Huawei đã đầu tư rất tích cực cho hệ thống 5G. Ảnh: Wall Street Journal

Huawei đã đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc vào phát triển, quảng cáo cho công nghệ 5G. Ở thời điểm hiện tại, các chuyên gia đánh giá Huawei là công ty duy nhất sản xuất toàn bộ thành phần của một hệ thống 5G như antenna, trung tâm dữ liệu…

Chủ tịch Tập Cận Bình từng nói ông muốn Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường 5G toàn cầu. Tuy nhiên, để xây dựng thành công hệ thống 5G, Huawei cần Mỹ.

Trong 92 nhà cung cấp chính của Huawei, có tới 33 công ty Mỹ, bao gồm các nhà sản xuất chip như Intel, Qualcomm, Microsoft, Micron… Nếu chính phủ Mỹ cấm những công ty này bán sản phẩm cho Huawei thì tập đoàn Trung Quốc này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Có nghi vấn Mỹ sẽ trừng phạt Huawei tương tự ZTE vì vi phạm lệnh trừng phạt. Đây là viễn cảnh tồi tệ với Huawei nói riêng và gây khó khăn cho kế hoạch của Trung Quốc nói chung đối với 5G.

Nhưng việc trừng phạt Huawei cũng kéo theo hậu quả khác. Các chuyên gia đánh giá Trung Quốc có khả năng phản pháo, ví dụ như giảm đặt hàng máy bay của Boeing. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ tăng tham vọng tự lực giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Giám đốc Chương trình Chính sách Công nghệ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington – ông James Andrew Lewis nhận định: “Trong thế kỷ 20, thép, than, chiến đấu cơ, tàu chiến, phương tiện tự động và năng lực sản xuất mọi thứ trong số lượng lớn là nguồn lực quốc gia”. Ông James Andrew Lewis còn nhấn mạnh: “Năng lực sáng tạo và tận dụng công nghệ mới là nguồn phát triển kinh tế và an ninh quân sự”.

Theo Hà Linh/ Báo Tin tức