“Quyết định của Thượng viện Pháp được thông qua hôm qua liên quan đến cuộc xung đột ở Karabakh là một ví dụ về việc luật pháp quốc tế, tính hợp pháp và công lý có thể bị bỏ qua vì các lý do chính trị nội bộ,..”, AMN dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ hôm 26/11.

Trước đó, theo Sputnik, ngày 25/11, Thượng viện Pháp đã thông qua nghị quyết với đa số phiếu tuyệt đối kêu gọi Chính phủ nước này công nhận Nagorno-Karabakh. Văn kiện mang tính chất khuyến nghị.

leftcenterrightdel
Người dân địa phương vẫy lá cờ của Cộng hòa Artsakh, nơi người Armenia coi là một phần quê hương của tổ tiên họ. Artsakh đang đấu tranh giành độc lập khỏi Azerbaijan. Ảnh: Zane Hill/Glendale News Press. 

“Sau những hành động gây hấn và khiêu khích của Armenia, Azerbaijan đã có phản ứng cần thiết và khôi phục toàn vẹn lãnh thổ, giải phóng các vùng đất đã bị chiếm đóng gần 30 năm. Đây là hiện thân của các quyền của nước này, bởi các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc lệnh cho phía Armenia rời khỏi vùng đất Azerbaijan đang chiếm đóng ngay lập tức và vô điều kiện,.. Việc Thượng viện Pháp kêu gọi Azerbaijan rời khỏi các vùng lãnh thổ là một biểu hiện của lối tư duy phi lý và thiên vị, tách biệt với thực tế và không thể coi là nghiêm túc.”, AMN trích dẫn tuyên bố.

Đáng chú ý là Thượng viện Pháp đã thông qua với đa số 305 phiếu tán thành kêu gọi Chính phủ Pháp công nhận Cộng hòa Artsakh là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, đồng thời kêu gọi giải phóng nước này khỏi sự hiện diện của người Azerbaijan.

Huy Anh