Thế giới quay cuồng!

Trước những động thái của các quốc gia trong khối về ứng phó với đại dịch COVID-19, hôm 28/11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen bày tỏ, thế giới đang ráo riết đối phó với biến thể coronavirus mới Omicron; lưu ý, các nhà khoa học sẽ cần nhiều tuần để hiểu đầy đủ về biến thể mới này.

Trong bối cảnh có thêm nhiều trường hợp được xác định nhiễm biến thể Omicron, một cuộc họp khẩn của các bộ trưởng y tế G7 được triệu tập vào hôm 29/11.

Trước đó hôm 28/11, Anh đã công bố các quy tắc y tế công cộng mới trong nước, yêu cầu mọi người mang khẩu trang che mặt tại các cửa hàng và trên các phương tiện giao thông công cộng, bắt đầu từ 29/11.

Biến thể Omicron lần đầu tiên được xác định bởi các nhà khoa học ở Nam Phi với cảnh báo về số lượng đột biến protein cao bất thường của nó được đưa ra hôm 25/11. Kể từ đó, hàng chục trường hợp khác đã được xác nhận nhiễm chủng vi khuẩn mới.

Ngoài Nam Phi, biến thể này đã được tìm thấy ở Botswana, Bỉ, Canada, Úc, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Đức, Israel, Ý, Séc và Hồng Kông,...

leftcenterrightdel
Có những đột biến protein gây bệnh được xác định ở biến thể Omicron. Ảnh: Timesofindia.

Hôm 28/11, sau khi phát hiện 2 trường hợp Omicron đầu tiên đều đã đi từ Nigeria, Bộ Y tế Canada đã hối thúc chính phủ thực hiện các bước cần thiết để bắt buộc kiểm tra điểm đến cho tất cả khách du lịch, bất kể họ đến từ đâu để bảo vệ trước khả năng lây lan của biến thể mới.

Một số quốc gia đã đóng cửa biên giới của họ đối với du khách từ Nam Phi. Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Úc, Mỹ, Canada, Rwanda và nhiều quốc gia khác cấm du khách đến từ các quốc gia bao gồm Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique và Malawi.

Hôm 28/11, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nói, các lệnh cấm là sự đối xử vô căn cứ.

"Những hạn chế này là đối xử phi lý và bất công đối với đất nước của chúng tôi cũng như các quốc gia láng giềng. Việc cấm đi lại không có sơ sở khoa học sẽ không mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của biến thể này mà gây thiệt hại cho nền kinh tế của các nước bị ảnh hưởng và làm suy yếu khả năng ứng phó và phục hồi của họ sau đại dịch.", ông Ramaphosa bày tỏ.

Cần thêm dữ liệu

Hôm 28/11, Hà Lan thông báo rằng ít nhất 13 người đến từ Nam Phi đã có kết quả xét nghiệm dương tính tại sân bay Amsterdam Schipol. Các trường hợp này được phát hiện thông qua giải trình tự của 61 mẫu COVID-19 dương tính được lấy tại sân bay vào ngày 26/11, Viện Sức khỏe Cộng đồng và Môi trường Quốc gia Hà Lan (RIVM) cho biết.

Giáo sư thống kê sinh học Hà Lan, Sheila Bird, chia sẻ, kết quả thử nghiệm từ Amsterdam rất đáng quan tâm, nhưng cần thêm dữ liệu, cũng như cần xem xét tình trạng tiêm chủng và phân bố độ tuổi của những người bị nhiễm bệnh trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào về biến thể. “Tình hình nên được nhìn nhận bằng ‘cảnh báo thay vì báo động” cho đến khi có hiểu biết nhiều hơn về biến thể.", bà Sheila Bird nói.

leftcenterrightdel
Nhiều quốc gia đã thực hiện biện pháp cấm du khách đến từ Nam Phi như một biện pháp hạn chế nguy cơ lây truyền biến thể COVID-19 mới. Ảnh: Androniki Christodoulou / Reuters.

Hôm 26/11, cùng với việc thảo luận và đặt tên cho biến thể mới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận, biến thể Omicron có một số lượng lớn các đột biến và một số đột biến này có một số đặc điểm đáng lo ngại có thể làm tăng nguy cơ lây truyền, chỉ định là "biến thể cần quan tâm".

Tuy nhiên WHO nhấn mạnh, cần phải nghiên cứu thêm để xác định xem liệu biến thể mới có thực sự dễ lây lan hơn, gây mức độ bệnh nặng hơn và có thể “qua mặt” những vắc xin hiện có hay không.

"Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu đang được tiến hành ... “Hiện tại có rất ít thông tin về biến thể Omicron và đang có nhiều nghiên cứu được tiến hành, cần một thời gian nhất định. WHO sẽ thông báo thông tin rộng rãi và sớm nhất khi chúng tôi có thêm thông tin.", trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, Maria Van Kerkhove tuyên bố.

Văn Phong (theo CNN)