Đại sứ quán Nga tại Khartoum đã bác bỏ các thông tin được nói là "vô căn cứ", nhấn mạnh họ chưa được thông báo chính thức về việc đình chỉ này và các hoạt động tại cảng vẫn tiếp tục theo các điều khoản của thỏa thuận thiết lập căn cứ hậu cần đã ký trước đây.

Một tàu sửa chữa lớp Amur, số hiệu PM-138 của Hải quân Nga được ghi nhận xuất hiện tại cảng Port Sudan vào ngày 2/5, tiếp tục một loạt các chuyến thăm gần đây của các tàu Nga. PM-138 đang đi cùng tàu trinh sát lớp Vishnya, Vasily Tatischev (SSV-231) và sẽ ở lại cảng Sudan trong khoảng 48 giờ, Jane's đưa tin vào ngày 5/5 trích dẫn các nguồn tin Sudan.

leftcenterrightdel
Tàu PM-138 lớp Amur của Hải quân Nga. Ảnh: Defenseworld.

Trước đó, các quan chức Sudan được cho là đã nói với tờ Asharq rằng Bộ Tư lệnh Hải quân Sudan đã triệu tập một Trung tướng Nga tại Port Sudan để thông báo quyết định của Chính phủ Khartoum ngừng triển khai quân tại căn cứ quân sự Flamingo.

Một số thông tin ám chỉ sự thay đổi của Sudan xuất phát từ những áp lực của Mỹ. Vào tháng 1 năm nay, Mỹ và Sudan đã đồng ý giải quyết một khoản nợ cho Ngân hàng Thế giới, sau khi quốc gia châu Phi lặng lẽ ký hiệp định Abraham bình thường hóa quan hệ với Israel.

leftcenterrightdel
Tàu huấn luyện cùng loại với tàu mà Hải quân Nga đã chuyển giao cho Sudan. Ảnh: Defenseworld. 

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen và Christopher Coons, thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, người đã đến Khartoum ngày 3/5 trong chuyến thăm hai ngày, nói rằng, chuyến thăm của họ nhằm triển khai quyết định của Washington về việc đầu tư thêm 700 triệu đô la Mỹ dưới dạng hỗ trợ tài chính cho Sudan.

Trong khi, Hải quân Sudan đã nhận bàn giao một tàu huấn luyện do Nga tặng trong khuôn khổ hợp tác quân sự song phương giữa hai nước, là một phần trong thỏa thuận để Nga thiết lập căn cứ hải quân.

Sudan và Nga đã ký thỏa thuận hợp tác quân sự liên quan đến đào tạo, trao đổi chuyên môn… trong chuyến công du của Tổng thống Sudan (đã bị phế truất) Omar Al-Bashir tới Moscow vào năm 2017. Hiện tại tướng Abdel Fattah Al-Burhan, Chủ tịch Hội đồng Tối cao Sudan, một hội đồng chuyển tiếp có nhiệm vụ điều hành đất nước trong quá trình chuyển tiếp kéo dài 3 năm sang chính quyền dân sự và Thủ tướng Abdalla Hamdok được coi là thân Mỹ.

Huy Anh/Defenseworld