Ngày 18/12, Ria Novosti dẫn thông tin từ Tổng Giám đốc tập đoàn nhà nước Nga Roscosmos Dmitry Rogozin, cho biết, Energomash thuộc Roscosmos, đã phóng thử thành công động cơ chạy bằng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng mạnh nhất thế giới RD-171MV cho giai đoạn đầu của tên lửa đẩy Soyuz-5.

leftcenterrightdel
Động cơ RD-170. Ảnh: Stanislav Kozlovskiy - Own work. 

"Hôm nay Energomash đã tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên động cơ chất lỏng mạnh nhất thế giới RD-171MV dành cho tên lửa đẩy. Mọi thông số đều đạt chuẩn.”, – ông Dmitry Rogozin viết trên Twitter của mình, lưu ý rằng đây là lần thử nghiệm động cơ với kích thước đầy đủ đầu tiên.

leftcenterrightdel
Động cơ RD-171. Ảnh:  Ria-Novosti.

Việc phát triển tên lửa hạng trung Soyuz-5 được bắt đầu vào năm 2016 để thay thế tên lửa Zenit được sản xuất tại Ukraine. 

Ở giai đoạn đầu của Soyuz-5, theo kế hoạch đã sử dụng động cơ RD-171MV - động cơ nâng cấp từ giai đoạn đầu của tên lửa Zenit, động cơ thứ hai - RD-0124MS - hiện đại hóa từ giai đoạn ba của tên lửa Soyuz-2.1b, thay vì động cơ RD-120 được sản xuất tại Ukraina cho Zenit.

leftcenterrightdel
RD-171MV là phiên bản hiện đại hóa của động cơ RD-170/171 do NPO Energomash phát triển. Ảnh: Roscosmos.

Tháng 7/2018, Roscosmos đã ký hợp đồng nhà nước với RSC Energia, nhà phát triển tên lửa cho Soyuz-5, để chế tạo và thử nghiệm tên lửa Soyuz-5. Trong khuôn khổ các chuyến bay thử nghiệm giai đoạn năm 2023-2025, dự kiến sẽ có ít nhất ba vụ phóng Soyuz-5 được thực hiện từ sân bay vũ trụ Baikonur. Cuối năm 2023, tên lửa giai đoạn thứ nhất sẽ được phóng cùng bản mô phỏng tàu vũ trụ.

leftcenterrightdel
 Theo Tổng giám đốc tập đoàn nhà nước Nga Roscosmos Dmitry Rogozin, động cơ RD-171MV được phóng thử thành công. Mọi thông số đều đạt chuẩn. Ảnh: Roscosmos/Ria Novoti.

Theo Roscosmos, RD-171MV là phiên bản hiện đại hóa của động cơ RD-170/171 do NPO Energomash thiết kế vào năm 1976-1986. Động cơ hiện đại hóa đã được công nhận là mạnh nhất thế giới với trọng lượng hơn 10 tấn và lực đẩy của nó là hơn 800 tấn.

Tua bin và máy bơm của RD-171M tạo ra công suất 180 MW, tương đương với ba tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Huy Anh