leftcenterrightdel
Khu trục hạm Jason Abrams Hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters 

Trước đó vào đầu tháng 11, Australia – một đồng minh quan trọng với Mỹ trên Thái Bình Dương – đã nhắm căn cứ Hải quân Lombrum của Papua New Guinea để xây dựng một cơ sở nước sâu cho Hải quân nước này. Hiện tại, Washington quyết định gia nhập, trong một động thái bắn tín hiệu tới Bắc Kinh giữa lúc hai nước vẫn trong thế căng thẳng vì chiến tranh thương mại và tranh cãi liên quan tới Biển Đông.

“Chúng tôi sẽ hợp tác với những quốc gia này để bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải của các quần đảo Thái Bình Dương”, Phó Tổng thống Mike Pence phát biểu trong ngày 17/11, đề cập đến Australia và Papua New Guinea.

Quyết định của Mỹ được đưa ra sau khi xuất hiện tin đồn Trung Quốc đang tìm kiếm địa điểm để xây dựng một căn cứ quân sự nước sâu và đang nhắm tới một quốc đảo Thái Bình Dương, cụ thể là Vanuatu.

Mỹ quan ngại Bắc Kinh có thể lợi dụng sự ảnh hưởng đang ngày một lớn của nước này đối với các quần đảo Thái Bình Dương để tiếp cận và xây dựng một số cơ sở hạ tầng quân sự quanh một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng của khu vực. Thậm chí, Phó Tổng thống Pence còn có một cuộc tranh luận gián tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị cấp cao APEC.

“Đừng chấp nhận những khoản nợ mà làm suy yếu chủ quyền của các bạn. Hãy bảo vệ lợi ích của mình”, Phó Tổng thống Pence kêu gọi, ám chỉ tới chính sách cho vay nợ của Trung Quốc đối với các quốc gia Thái Bình Dương. Đến lượt mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phản ứng “không một ai có quyền ngăn người khác có một cuộc sống tốt đẹp hơn” và kêu gọi các quốc đảo Thái Bình Dương ‘thắt chặt hợp tác mang tính xây dựng”.

Đảo Manus có lịch sử lâu dài phục vụ lợi ích của Mỹ và đồng minh. Tỉnh nhỏ nhất của Papua New Guinea này, với số dân khoảng 50.000 người, từng là nơi đặt căn cứ hải quân quan trọng của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và cũng từng là một trong hai trung tâm tạm giữ người nhập cư gây tranh cãi của Australia.

Theo Hồng Hạnh/Báo tin tức