Vụ tai nạn xảy ra lúc gần 19h30’ ngày 8/7, giờ địa phương (0h30’ ngày 9/7,giờ Việt Nam), ở ngoại ô TP Orebro, Thụy Điển theo chính quyền địa phương. Máy bay đâm xuống bãi đất trống gần đường băng ngay sau khi cất cánh và bốc cháy.
"Đó là một tai nạn rất nghiêm trọng, không còn ai sống sót.", lực lượng chữa cháy cho biết.
Các quan chức nói, phi công và tất cả 8 hành khách là thành viên của một câu lạc bộ nhảy dù địa phương. Hiện vẫn chưa rõ lí do tại sao máy bay gặp sự cố, nhưng các nhà điều tra cho biết, đã có vấn đề với quá trình cất cánh của máy bay.
|
|
Hiện trường vụ máy bay rơi. Ảnh: Jeppe Gustafsson / TT. |
“Có điều gì đó đã xảy ra ở giữa đường băng. Máy bay không lên cao lắm trước khi lao xuống phía trái đường băng.", Peter Swaffer thành viên Cơ quan Điều tra Tai nạn Thụy Điển nói.
Máy bay sự cố khi chưa đạt độ cao cần thiết để có thể sử dụng dù. Theo Hiệp hội Nhảy dù Mỹ, độ cao tối thiểu tuyệt đối để một người nhảy dù thực hiện cú nhảy an toàn là 610m, nhưng tốt nhất các vận động viên nên bấm dù ở độ cao tối thiểu là 762m so với mặt đất.
|
|
Ảnh chụp chiếc chiếc De Havilland Canada DHC-2 Mk.III Turbo-Beaver, số hiệu, 1629TB17, một ngày trước tai nạn. Ảnh: Rickard Andersson/Jetphotos. |
Tờ Dagens Nyheter nhận định chiếc máy bay là loại De Havilland DHC-2 Beaver một động cơ, dẫn động bằng cánh quạt.
Vụ tai nạn đang được điều tra bởi Hiệp hội Hàng hải Thụy Điển, cơ quan giám sát giao thông hàng không ở nước này.
Trên Twitter, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven bày tỏ chia buồn với gia đình các nạn nhân, tuyên bố một ngày để tang trong một cuộc họp báo vào ngày 9/7.
|
|
Cảnh sát Thụy Điển làm việc tại hiện trường vụ máy bay rơi. Ảnh: Jeppe Gustafsson / EPA. |
Trong một tuyên bố, Vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển gửi lời chia buồn tới thân nhân của các nạn nhân, bày tỏ, á nhân ông và Hoàng gia “rất cảm thông về sự mất mát to lớn của họ”.
Một tai nạn tương tự với máy bay huấn luyện nhảy dù cũng đã xảy ra ở Thụy Điển vào năm 2019 khiến 9 người tử nạn.