Hôm 19/6, các dịch vụ khẩn cấp Tây Ban Nha tiếp tục chống chọi với đám cháy rừng qui mô lớn trên dãy núi Sierra de Culebra, tây bắc đất nước. 

Chính quyền khu vực cho biết, vụ cháy bắt đầu từ hôm 15/6, đã phá hủy hơn 25.000 ha rừng và thảm thực vật.

leftcenterrightdel
Đám cháy rừng ở Sierra de la Culebra, tỉnh Zamora, Tây Ban Nha, ngày 18/6. Ảnh AP.

Các cư dân của khoảng 20 ngôi làng trước đó đã được sơ tán khẩn cấp.

Mặc dù mới đầu mùa Hè nhưng nhiệt độ trung bình thời điểm ở nhiều khu vực của châu Âu cao hơn 10 độ C so với bình thường.

Nhiệt độ hơn 40 độ C đã được ghi nhận ở các khu vực của Tây Ban Nha trong suốt tuần.

leftcenterrightdel
 Cháy rừng ở Sierra de la Culebra đã bước sang ngày thứ sáu. Ảnh: news.sky

Hỏa hoạn cũng đã xảy ra ở Đức, nơi nhiệt độ lên tới 38 độ C ở các vùng phía đông của Brandenburg, Thuringia và Sachsen, trong đó thành phố Cottbus (Brandenburg) đạt mức 38,7 độ C, lập kỉ lục mới về nhiệt độ cao nhất tháng 6.

Chính quyền địa phương cho biết một vụ hỏa hoạn ở vùng Brandenburg ngoại ô phía tây nam Berlin, đe dọa 3/4 cư dân thị trấn Treuenbrietzen, buộc 700 người phải sơ tán.

leftcenterrightdel
 Ít nhất 25.000 ha rừng và thảm thực vật ở tỉnh Zamora, Tây Ban Nha đã bị thiêu rụi. Ảnh: news.sky

Khu vực phía tây Vorarlberg của Áo nhiệt độ cũng đã đạt mức kỉ lục theo mùa là 36,5 độ C, tại Feldkirch sát biên giới Thụy Sĩ. Cơ quan khí tượng Áo (ZAMG) cho biết, tháng 6 này đã chứng kiến số ngày vượt quá 30 độ C nhiều gấp đôi so với bình thường.

Tại Geneva, Thụy Sĩ, nhiệt độ gần đạt ngưỡng 35 độ C.

leftcenterrightdel
 Đám cháy rừng trên dãy Sierra de Culebra,Tây Ban Nha. Nguồn: CGTN.

Trong khi đó, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra ở vùng Var, Pháp, thiêu rụi khoảng 200 ha thảm thực vật.

Khu nghỉ mát ven biển Tây Nam của Pháp nổi tiếng đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất mọi thời đại 42,9 độ C vào chiều 18/6.

leftcenterrightdel
 Một bảng nhiệt kế hiển thị nhiệt độ 43 độ C ở Montpellier, miền nam nước Pháp, ngày 17/6. Ảnh AFP.

Các chuyên gia tai cơ quan khí tượng Meteo France, Pháp cho biết đây là đợt nắng nóng sớm nhất theo mùa từng được ghi nhận ở Pháp kể từ năm 1947. Trong khi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo, Bồ Đào Nha đã ghi nhận tháng 5 nóng nhất kể từ năm 1931 với tình hình hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến 97% lãnh thổ.

Văn Phong/Dailysabah