Hôm 4/11, một báo cáo của Bộ Du lịch ĐVHD và Di sản Kenya cho biết, hơn 1.200 ĐVHD, gồm voi, linh dương đầu bò, ngựa vằn, trâu, hươu cao cổ đã chết tại quốc gia Đông Phi, chỉ trong 9 tháng qua.
|
|
Xác một con voi ở Khu Bảo tồn động vật hoang dã Namunyak, Samburu, Kenya vào ngày 12/10. Nguồn: Luis Tato / AFP / Getty. |
Tình trạng ĐVHD, bao gồm động vật nguy cấp quý hiếm, chết hàng loạt trên khắp Kenya do thiếu thức ăn và nước uống, trong bối cảnh hạn hán kéo dài nhất trong nhiều thập kỷ qua tại đây.
“Hạn hán đã tác động tiêu cực đến quần thể động vật ăn cỏ và đặc biệt là linh dương đầu bò và ngựa vằn.”, báo cáo nhấn mạnh.
|
|
Một con bò giơ xương dưới lòng hồ khô kiệt ở Iresteno, một thị trấn ở biên giới với Ethiopia, vào ngày 1/9. Nguồn: Yasuyoshi Chiba / AFP / Getty. |
Trong số các ĐVHD chết, có ít nhất 205 con voi.
Bộ trưởng Bộ Du lịch, ĐVHD và Di sản Kenya, bà Peninah Malonza cho biết, chính quyền đã phải đào các giếng khoan và vận chuyển nước đến các hồ nước trong khu vực khô cạn trong nỗ lực cứu ĐVHD, vốn là tài nguyên quan trọng thu hút khách du lịch của nước này.
|
|
Khô hạn kéo dài khiên voi và động vật ăn cỏ suy kiệt do thiếu thức ăn, nước uống. Nguồn: Save th Elephants. |
Theo bà Malonza, hạn hán liên tiếp những năm gần đây dẫn đến tổng đàn voi tại Kenya suy giảm, còn khoảng 36.000 con vào năm ngoái.
Hồi tháng 7, cựu Cựu Bộ trưởng Du lịch Kenya, Najib Balala nói, biến đổi khí hậu khiến số lượng voi bị chết nhiều gấp 20 lần so với nạn săn trộm.
|
|
Một xác voi ở Khu bảo tồn Quốc gia Samburu, Kenya. Ảnh: Robbie Labanowski/Save the Elephants. |
Tổ chức Khí tượng Thế giới của LHQ cho biết, đợt hạn hán dang diễn ra kéo dài nhất trong khu vực trong 4 thập kỷ.
Lượng mưa dưới mức trung bình trong 4 năm liên tiếp đã khiến lòng sông khô kiệt, các đồng cỏ trong các khu bảo tồn khô cháy.
|
|
Khung cảnh xác xơ do hạn hán ở một khu bảo tồn ở Kenya. Ảnh: Jane Wynyard/Save the Elephants. |
Hạn hán liên tiếp và kéo dài trên vùng Sừng châu Phi cũng đã khiến khoảng 18 triệu người ở Somalia, Ethiopia và Kenya,.. bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu lương thực, theo báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới.