Vào đầu ngày thứ sáu vừa qua, Trump đã xem xét ký một mệnh lệnh buộc Trung Quốc bán bớt một phần TikTok của Hoa Kỳ liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia, một nguồn tin thân cận cho biết Microsoft hiện đang là nhà đầu tư dẫn đầu để mua lại TikTok.

Một trong những lý do để Microsoft theo đuổi thương vụ này bởi nó sẽ giúp công ty có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hoa Kỳ, họ tin rằng TikTok là một trong những nền tảng truyền thông phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay.

Không giống như nhiều đối thủ khác, Microsoft không có một công ty truyền thông xã hội nào để nhận diện thương hiệu với người dùng là các khách hàng trẻ mặc dù công ty này sở hữu trang web rất chuyên nghiệp Linkedln. Đồng thời khi Microsoft với tư cách là người mua có thể giúp chính quyền Trump dập tắt mối lo ngại về tính bảo mật của TikTok.

Tuy nhiên vào cuối ngày thứ sáu, Tổng thống Mỹ đã trả lời các phóng viên ông không ủng hộ thỏa thuận cho phép bất kỳ một công ty nào của Hoa Kỳ mua các hoạt động của TikTok tại Mỹ, Trump cho biết ông có thể sử dụng các quyền lực kinh tế khẩn cấp hoặc lệnh hành pháp để cấm TikTok. Nếu Microsoft mua lại TikTok thì đây sẽ là đối thủ cạnh tranh với Facebook, Google, YouTube và các gã khổng lồ công nghệ khác, khi đó nó sẽ làm thay đổi đáng kể bối cảnh truyền thông Hoa Kỳ vào thời điểm này.

Vào đầu tuần cuối tháng 7 vừa qua, giám đốc điều hành Facebook, ông Mark Zuckerberg đã gọi TikTok là đối thủ trong phiên điều trần chống độc quyền trước Quốc hội, thật tiếc là hôm đó phía Microsoft đã vắng mặt một cách đáng chú ý.

leftcenterrightdel
Cấm TikTok là động thái mới nhất trong chuỗi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian gần đây. Ảnh: Reutes.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Mike Pompeo đã tuyên bố trong hồi đầu tháng bảy vừa qua: Một trong những nguyên nhân khiến ông Trump đưa ra quyết định cấm vẫn xuất phát từ việc chính phủ nước này lo ngại Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu riêng tư và đánh cắp thông tin người dùng.

Lực lượng quân đội Hoa Kỳ đã cấm TikTok trong điện thoại của các quân nhân do chính phủ cung cấp, Lầu Năm Góc kêu gọi nhân viên của mình gỡ bở ứng dụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị đánh cắp thông tin này.

Ông Stewart Baker, cựu cố vấn cơ quan An ninh quốc gia cho biết: Nếu ông Trump sử dụng toàn bộ các biện pháp để ngăn chặn TikTok thì không một người Mỹ nào có thể được sử dụng ứng dụng này. Và sớm muộn thì TikTok cũng sẽ bị “tàn phá” tại Mỹ.

Trước động thái căng thẳng từ Tổng thống Mỹ, bên phía TikTok liên tục khẳng định rằng họ không bàn giao bất kỳ thông tin người dùng nào cho chính quyền Trung Quốc, bà Hilary McQuaide cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ cung cấp dữ liệu người dùng nào cho chính quyền Trung Quốc và chúng tôi cũng sẽ không làm như vậy nếu như chính quyền ông Tập Cận Bình có hỏi”. Đồng thời bà tin rằng ứng dụng của công ty mình sẽ thành công lâu dài trên nhiều thị trường trên khắp thế giới.

Trong đại dịch COVID-19 đang diễn ra, bà McQuaide chia sẻ những mặt tích cực đáng tự hào của TikTok, đó là cho phép người dùng tạo và đăng các video ngắn kết hợp với âm nhạc và các hiệu ứng để lan truyền những thông điệp tích cực về dịch bệnh, giới thiệu các kỹ năng mềm mà mọi người học được trong thời gian giãn cách xã hội.

Cấm TikTok là động thái mới nhất trong chuỗi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian gần đây, tình hình này của TikTok dự đoán sẽ có “số phận” như Huawei-gã khổng lồ cung cấp mạng thiết bị di động lớn nhất thế giới.

 
Vũ Thủy