leftcenterrightdel
Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung chưa thể giải quyết được mâu thuẫn giữa hai nước - Ảnh: Reuters. 

Ngày 15/6, với cáo buộc Bắc Kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố danh sách các mặt hàng của Trung Quốc sẽ bị áp mức thuế 25% với tổng giá trị lên tới 50 tỷ USD kể từ ngày 7/6 tới đây.

Danh sách này sẽ bao gồm 800 danh mục sản phẩm, giảm so với 1.300 danh mục mà Tổng thống Trump đề xuất hồi tháng 4 vừa qua. Mỹ chủ yếu nhắm vào các sản phẩm công nghệ, tránh những mặt hàng phổ biến như điện thoại di động, tivi. Mục tiêu là làm giảm số thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc, năm ngoái 2017 đã lên tới 375 tỷ USD.

Trung Quốc liền ra  tuyên bố sẽ nhanh chóng đáp trả để bảo vê%3ḅ nền kinh tế nếu Mỹ gây ảnh hưởng đến lợi ích của nước này trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tăng "đáng kể" thuế nhâ%3ḅp khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc.

Ủy ban Thuế quan Trung Quốc cũng quyết định áp thuế bổ sung 25% đối với hơn 600 mặt hàng của Mỹ với tổng trị giá 50 tỷ USD để đáp trả hành động tương tự của Mỹ. Trong đó có 545 mặt hàng nông sản, cá và phương tiện giao thông với giá trị 34 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ nằm trong danh sách trên sẽ được áp dụng mức thuế quan mới ngay từ ngày 6/7, trong khi thời gian áp thuế bổ sung đối với 114 mặt hàng còn lại sẽ được thông báo sau.

Sau khi Trung Quốc tuyên bố đáp trả, ông Donald Trump liền cảnh báo Mỹ sẵn sàng có những biện pháp trừng phạt mới. Washington đang cân nhắc thêm những sắc thuế mới, và lần này đánh lên lượng hàng có tổng giá trị 100 tỷ USD.

Việc “ăn miếng, trả miếng” giữa Mỹ và Trung Quốc, được đánh giá là một cuộc chiến thương mại đã bắt đầu diễn ra. Các doanh nghiệp và cả trên thị trường chứng khoán Mỹ đã có những phản ứng.

Tập đoàn Cargill, công ty tư nhân lớn nhất của Mỹ chuyên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đã kêu gọi Washington và Bắc Kinh đối thoại để các doanh nghiệp, người nông dân và người tiêu dùng sẽ không bị cuốn vào một cuộc chiến thương mại.

Còn người phát ngôn tập đoàn Archer Daniels Midland về kinh doanh nông sản cũng bày tỏ hai nước nên theo đuổi đối thoại song phương, nhấn mạnh Trung Quốc vẫn "tiếp tục là một thị trường xuất khẩu quan trọng của nông sản Mỹ".

Hiệp hội May mặc và giày dép Mỹ (AAFA) cũng cảnh báo những biện pháp đáp trả của Trung Quốc có thể đe dọa nông dân Mỹ và các nhà sản xuất dệt may cũng như tăng chi phí cho chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp này.

Trong khi đó, ngày 15/6 (theo giờ Mỹ), sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm 0,6% còn 25.014,96 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 và chỉ số ngành kỹ thuật công nghệ Nasdaq lần lượt giảm 0,4% và 0,5%. Còn đồng USD cũng trong tình trạng mất giá tương tự. Tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng euro hiện là 1,1623 USD/1 euro, giảm so với mức 1,1580 USD đổi 1 euro trước đó.

Diễn biến đó cho thấy, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã nóng trở lại sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/5 đe dọa áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc đồng thời có những bước đi khác để hạn chế Bắc Kinh tiếp cận những công nghệ nhạy cảm của Mỹ.

Còn Bắc Kinh đã chỉ trích Washington tiếp tục theo đuổi các biện pháp hạn chế thương mại đối với Trung và cho rằng động thái này đi ngược lại sự đồng thuận mà hai bên đã đạt được sau các vòng tham vấn mới đây, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Như nhiều nhà quan sát đã cảnh báo, nếu cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc xảy ra thì cả đôi bên đều thiệt hại và nó sẽ tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu.

Tuyết Minh/chinhphu.vn