Hội đồng thành phố Bologna, đông bắc nước Ý cho biết, một bức tường rào kim loại kiên cố cao 5 m sẽ được dựng xung quanh chân ngôi tháp cổ Garisenda, để chặn các mảnh vỡ trong tình huống tháp có thể bất ngờ sụp đổ, nhằm giảm khả năng tác động đến các tòa nhà xung quanh, cũng như giới hạn sự tiếp cận của công chúng và du khách.

Cảnh báo về khả năng tháp Garisenda sụp đổ được một ủy ban khoa học, vốn giám sát địa điểm này kể từ năm 2019, đưa ra trong một báo cáo dài 27 trang.

Cảnh báo đặt địa điểm được khách thăm quan ưa thích trong tình trạng “cảnh báo cao”. Các chuyên gia tin rằng, các điều kiện an toàn không bảo đảm để cho phép duy trì các hoạt động trên hoặc xung quanh tòa tháp.

leftcenterrightdel
 Tháp Garisenda cùng với tháp Asinelli kề bên, di sản gần ngàn năm tuổi, được coi là biểu tượng của thành phố Bologna. Ảnh: Emilia-Romagna.
leftcenterrightdel
 Tháp Garisenda nghiêng 4 độ so với tháp Asinelli bên cạnh. Ảnh: Pol Albarrán Moment RF / Getty.

Việc giám sát địa điểm này trong tháng qua đã phát hiện một xu hướng tăng tốc đột ngột của sự sụt lún dưới chân tháp, với sự rạn vỡ của đá ốp chân đế và các vết nứt mở rộng trên tường gạch.

Các hoạt động gia cố đang được tiến hành tại tháp đã bị tạm dừng và một khu vực cấm sẽ được thiết lập trong thời gian nhanh nhất có thể.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Ủy ban khoa học nói, tòa tháp không có nguy cơ sụp đổ lập tức.

“Chúng tôi đang hành động để ứng phó trong trường hợp xấu nhất là tòa tháp sụp đổ, nhưng không có nghĩa là điều đó sẽ xảy ra. Thực sự không ai biết khi nào điều đó có thể xảy ra, có thể là 3 tháng, 10 năm hoặc 20 năm. Nếu có nguy cơ sắp sụp đổ, chúng tôi sẽ tiến hành sơ tán.”, người phát ngôn cho biết, lưu ý, thiết bị giám sát sẽ cung diễn biến bất thường của tòa tháp sau mỗi 15 phút và các biện pháp phòng ngừa hiện đưa ra mức cảnh báo màu vàng, chứ chưa phải màu đỏ, cho tình huống khẩn cấp.

Tháp Garisenda cao 48 m. Cùng với tháp Asinelli kề bên có độ cao gấp đôi, đây là một trong những tòa tháp đôi nổi tiếng của Bologna, một di sản cũng là linh hồn và biểu tượng của thành phố.

leftcenterrightdel
 Hàng rào phong tỏa dưới chân tháp Garisenda được dựng lên hồi tháng 10. Nguồn: Bologna Welcome.
leftcenterrightdel
 Mô phỏng bức tường sẽ được xây dựng để bảo vệ các tòa nhà xung quanh trong tình huống tháp Garisenda sụp đổ. Nguồn: CNN.

Tháp Garisenda và Asinelli được xây dựng từ năm 1109 đến năm 1119 ở cửa ngõ thành phố lúc bấy giờ, thời kỳ mà các gia đình quyền quý đã xây dựng 75 tòa tháp khắp thành phố, với xu thế tháp sau cao hơn tháp trước. 

Chúng được đặt theo tên của các gia đình đối thủ đã xây dựng chúng, được cho là để cạnh tranh quyền lực và sự giàu có của họ. 

Garisenda ban đầu cao 60 m nhưng phải “cắt ngọn” sau khi bắt đầu nghiêng vào đầu thế kỷ 14 (năm 1350), thời kỳ nhà thơ nổi tiếng Dante thời Trung cổ của Ý viết “Hỏa ngục”, phần đầu của trường ca Thần khúc.  

leftcenterrightdel
Tháp Garisenda bắt đầu nghiêng từ thế kỷ 14. Ảnh: Ian Dagnall Alamy.
leftcenterrightdel
Phần chân của tháp Garisenda. Nguồn: grandvoyageitaly.com

Ngày nay, chỉ còn lại ít tháp, trong đó một số đã được tháo dỡ phần ngọn và chuyển thành những nhà ở bình thường.

Garisenda nghiêng một góc 4 độ, so với 5 độ của Tháp nghiêng Pisa nổi tiếng. 

Thị trưởng Bologna, Matteo Lepore, đã chỉ thị phong tỏa khu vực xung quanh các tòa tháp vào tháng 10.  Tháp Asinelli mà du khách được phép leo lên cũng đã bị đóng cửa.

leftcenterrightdel
 Cầu thang gỗ bên trong tháp Garisenda. Nguồn: luggageandlife.net

Các cảm biến âm thanh được đặt xung quanh tháp Garisenda để theo dõi tiếng nứt vỡ, trong khi một con lắc được lắp đặt ở cả hai tòa tháp để theo dõi sự dịch chuyển bất  thường của chúng.

Nghiên cứu không chỉ cho thấy lực nén tăng lên ở chân tháp, mà độ nghiêng của tháp đã bắt đầu dịch chuyển 90 độ, từ hướng đông đông nam sang hướng nam.

leftcenterrightdel
 Hai ngôi tháp trong khu vực có mật độ xây dựng dày đặc. Ảnh: Giuseppe Lacidogna.

Dấu hiệu bể vỡ dần của đá ốp chân tháp, cũng như các vết nứt dọc trên tường gạch đã được ghi nhận từ năm 2020 và hiện nay mức độ diễn biến trầm trọng hơn.

Báo cáo được công bố vào ngày 15/11 xác nhận, tòa tháp đã ở trong tình trạng nguy hiểm, điều cho thấy các biện pháp can thiệp trước đó, bao gồm vòng đai thép quanh chân tháp vào năm 2020 đã làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.

Các giả thuyết về lý do tại sao tháp Garisenda dịch chuyển nhanh chóng, bao gồm rung động do phương tiện giao thông qua lại và một trận lũ bất thường vào tháng 5, có thể đã làm suy yếu nền móng.

Văn Phong/CNN, Thetimes