'Bắt đền' 50 triệu đồng vì nghi dị ứng son môi
Cập nhật lúc 13:41, Thứ hai, 10/06/2013 (GMT+7)
Nữ khách hàng sau khi sử dụng son môi bị dị ứng đã làm đơn khiếu nại và đòi bồi thường 50 triệu đồng. (đòi bồi thường, người tiêu dùng, doanh nghiệp)
Nữ khách hàng sau khi sử dụng son môi bị dị ứng đã làm đơn khiếu nại và đòi bồi thường 50 triệu đồng.
Theo thống kê của Hội, trong tổng số 961 trường hợp khiếu nại mà Hội tiếp nhận năm 2012 có nhiều khiếu nại quá đáng của người tiêu dùng nhằm mục đích vòi tiền hoặc hạ uy tín doanh nghiệp. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2013, tại Hà Nội, Vinastas đã tiếp nhận 73 khiếu nại bằng văn bản, có hồ sơ. Trong đó, khiếu nại tới thương mại điện tử chiếm số lượng lớn nhất 15/73, khiếu nại liên quan tới bất động sản 4/73, khiếu nại liên quan tới mĩ phẩm, dược phẩm 3/73.
“Thời gian gần đây, ngoài vụ việc của Công ty TNHH AMI, Hội cũng nhận được đơn thư khiếu nại của người tiêu dùng tố cáo một Công ty chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm sữa rất uy tín trên thị trường. Theo đó, người tiêu dùng trên mặc nhiên cho rằng con mình mắc bệnh viêm đường tiết niệu là do dùng sữa nhãn hiệu này. Sau khi xem xét hồ sơ giải trình của người tiêu dùng và phía doanh nghiệp, Hội đã kết luận người tiêu dùng đã đòi hỏi số tiền bồi thường quá mức và khiếu nại thiếu căn cứ”, ông Tuấn cho hay.
Về vấn đề này, theo bà Trần Thị Hiền, người tiêu dùng cần phải trung thực khi khiếu nại, khiếu nại phải đúng và có cơ sở. Có như vậy khiếu nại mới là sự đóng góp cho DN, giúp DN phát triển, đem đến cho NTD các sản phẩm tốt hơn, dịch vụ hoàn hảo hơn.
Trong khi đó, ông Cao Hữu Tuấn (Hà Nội), một người từng mua sản phẩm lỗi của 1 Công ty lại cho rằng, việc bên Công ty – nhà sản xuất – bảo hành – cung cấp nếu không bị sức ép nhất định họ hay từ chối nghĩa vụ của mình bằng cách đổ lỗi cho NTD sử dụng.
Theo ông Nguyễn Hữu Trường (khu dân cư số 6 phường Kim Giang, Hà Nội - đại diện cho hàng chục hộ dân có khiếu nại quyền lợi ích hợp pháp liên quan đến trách nhiệm của Công ty Viwaco), cơ quan quản lý Nhà nước phải đặt lợi ích, quyền lợi của người tiêu dùng lên hàng đầu; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng thời phải kiên quyết xử lí DN vi phạm bằng các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật.
Đồng quan điểm của người tiêu dùng, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch hiệp hội siêu thị TP Hà Nội cho rằng, lãnh đạo các đơn vị cung cấp sản phẩm cần thường xuyên có những đợt kiểm tra đột xuất kho hàng và quầy hàng để đảm bảo chất lượng hàng hóa từ thu mua dự trữ cho đến bán ra, giải quyết kịp thời các khiếu nại 1 cách thỏa đáng cho khách hàng, không phiền hã, nhũng nhiễu làm mất uy tín của các đơn vị cung cấp hóa hàng hóa.
Theo Khánh Ngọc
VietQ
.