Một hành vi vi phạm chưa có chế tài xử lý hành chính, nhưng lại bị xử lý hình sự.
 

Trên thực tế, sau khi Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực từ 1/1/2011, mãi đến ngày 08/3/2012, Ngân hàng Nhà nước mới có Thông tư số 04/2012/TT/NHNN hướng dẫn về nghiệp vụ ủy thác, dù Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định nếu Luật cần có văn bản hướng dẫn thì văn bản đó phải được ban hành và có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật. 

 
Trước khi ban hành thông tư 04, Ngân hàng Nhà nước cũng không hề có bất cứ văn bản nào cảnh báo, nhắc nhở các ngân hàng thương mại về hoạt động ủy thác. Công văn 350 trả lời Cơ quan điều tra được đóng dấu mật cũng không được gửi cho các ngân hàng thương mại.  
 
Sau khi xảy ra vụ án Huyền Như, Ngân hàng Nhà nước mới cho rằng việc các ngân hàng ủy thác khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước là trái luật. Chính vì vậy trong công văn 350 mới nêu chưa có chế tài xử lý với vi phạm này.
 
Kiến nghị về xây dựng và giải thích luật
 
Để đảm bảo minh bạch cho môi trường kinh doanh, trong quá trình xây dựng luật, Quốc Hội cần đưa ra các quy định rõ ràng, cụ thể, để không nảy sinh trường hợp như vụ án Nguyễn Đức Kiên, Cơ quan điều tra phải hỏi Ngân hàng Nhà nước xem việc ủy thác có vi phạm pháp luật không.
 
Nếu hiểu như NHNN trả lời Cơ quan điều tra, đề nghị Quốc Hội quy định trong luật các cụm từ “theo quy định” có nghĩa là “phải đợi hướng dẫn mới được thực hiện”.

 

Các luật sư cũng kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc Hội xem xét và có ý kiến về tính hợp pháp của công văn 350 của Ngân hàng Nhà nước, vì Ngân hàng Nhà nước không có thẩm quyền giải thích luật. Đồng thời, đề nghị Ủy Ban thường vụ Quốc Hội chính thức có giải thích về điều 106 Luật các TCTD.

 
 
(Ghi từ ý kiến Luật sư Hoàng Đôn Hùng)
 
Theo Báo Đất Việt
.