Vấn đề “cơm không lành, canh không ngọt” là chuyện thường trong quan hệ vợ chồng. Nhưng thay vì biết cảm thông, chia sẻ và hy sinh cho nhau, nhiều cặp vợ chồng lại để mâu thuẫn mỗi ngày một lớn hơn.

 

Trong bản luận tội đối với bị cáo giết vợ, Kiểm sát viên Nguyễn Thị Oanh (Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh) cho rằng: “Tính mạng con người là vốn quý, quyền được sống là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Bị cáo là chồng, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ giữa vợ chồng mà không bình tĩnh khuyên nhủ vợ rồi từ từ giải quyết việc gia đình, lại dùng dao đâm chết vợ khiến cho con phải mất mẹ, bản thân bị cáo phải vào tù…”.

Sau những vụ án giết người xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, nỗi đau của những người còn lại không sao kể xiết. Bị hại mất mạng, bị cáo lãnh án tù và chịu sự dày vò, ân hận trong những ngày tháng còn lại trên cõi đời. Điều đáng nói hơn là hệ lụy sau những bạo lực gia đình đã khiến những đứa con  phải chịu những nỗi bất hạnh.

Sau khi chị Tuyết chết, Nhàn đi tù, 2 đứa con của họ phải nương tựa vào ông bà nội, ngoại để được học hành và sống qua ngày. Chứng kiến cảnh mẹ chết dưới lưỡi dao của cha, con bị cáo Trung như chết lặng. Mẹ chết, cha đi tù, 3 đứa con của bị cáo Trung phải nghỉ học để kiếm tiền nuôi thân. Tuổi thơ của các em đã vụt mất, thay vào đó là những ám ảnh không thể xóa nhòa trong ký ức. Đối với 3 đứa con của bị cáo Phượng, đứa sống với bà ngoại, đứa sống cùng chú ruột, đứa lại được dì nuôi. Ba chị em đang sống chung với nhau bỗng dưng bị tách ra mỗi người mỗi ngả. Rồi khi lớn lên, tình cảm của chúng có còn nguyên vẹn như lúc ăn chung, ngủ chung khi cha mẹ còn thuận hòa?

 

Theo Báo Đồng Nai

.