(BVPL) - Thời gian gần đây, thông tin chưa được xác minh, kiểm chứng về hoạt động chuyên môn của Phòng khám Y khoa quốc tế Bác Ái (601B Cách Mạng Tháng Tám, P.15, Q.10, TPHCM) được lan tỏa trong dư luận xã hội, nhanh chóng làm giảm uy tín, danh dự, nhân phẩm của nhiều bác sĩ, gây không ít bức xúc trong giới y khoa. Sự thật về những thông tin này ra sao?
 
Tiếng nói người trong cuộc!
 
Theo hồ sơ Phòng khám Y khoa quốc tế Bác Ái (PK Bác Ái) vừa công khai với báo giới về những trường hợp cá biệt, được xác định là ngọn nguồn sản sinh luồng thông tin này. Bệnh nhân Dương Minh Đức (SN: 1960, ngụ quận tân Phú, TP.HCM) có đến khám và yêu cầu bác sĩ Ciro Gariulo ở khoa Nội tổng hợp điều trị vào ngày 7/1/2015. Ông Đức có tiền sử bệnh lý 3 lần đột quỵ, tổn thương não, tay phải liệt, tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp, suy gan, suy thận...
 
 
Tại PK Bác Ái, ông Đức được điều trị ngoại trú tại Khoa nội đúng quy trình, chuyên khoa và chuyên môn của bác sĩ yêu cầu. Chi phí điều trị được báo trước khi điều trị tổng cộng hơn 113 triệu đồng, nhưng chỉ ứng được 50 triệu đồng. 
 
Sau quá trình điều trị, sức khỏe ông Đức có nhiều chuyển biến tốt. Ông Đức tiếp tục đưa vợ là  Nguyễn Thị Thu Hồng (SN:1962) đến xét nghiệm máu và tiêm thuốc với chi phí hơn 23 triệu đồng. Các khoản phí này được PK Bác Ái đưa ra trong lúc tư vấn sức khỏe, trước khi bệnh nhân đặt vấn đề chi phí để được chữa trị.  
 
Về trường hợp cá biệt của ông Đức, sau chữa trị sức khỏe cải thiện rõ rệt, từ đi lại khó khăn, đã có thể đi bơi lội hằng ngày. Một lần đi bơi về, ngón chân ông lại sưng lên và ông đỗ lỗi cho PK Bác Ái. Dù chưa xác định lỗi từ đâu nhưng ngay khi nhận được tin, trung tâm đã cử BS. Trần Thiên Định chuyên điều trị tiểu đường đến khám và kết luận "viêm mô tế bào". 
 
Và kể từ đó PK Bác Ái thường xuyên cử bác sĩ đến điều trị cho đến khi ngón chân của ông Đức lành hẳn. Mọi chi phí điều trị đều do trung tâm hỗ trợ dù nguyên nhân dẫn đến bệnh tình này là do phía bệnh nhân chủ quan, không tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, ăn uống, sử dụng thuốc cũng như phương pháp luyện tập thể dục thích hợp đối với một bệnh nhân mang bệnh tiểu đường tuýt 2.
 
Sự thật này cũng phần nào thể hiện rõ trong hồ sơ bệnh lý của ông Đức. Theo đó, ông Đức mắc bệnh tiểu đường hơn 15 năm, vì vậy nếu không kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu thì việc xuất hiện các biến chứng mãn tính gắn liền với quá trình phát sinh, phát triển của bệnh rất dễ xảy ra. Nhất là nhiễm trùng răng miệng, da gây mụn nhọt, nấm... Theo đó, ngón chân ông Đức bị viêm sau điều trị thành công được xác định là do thiếu kỷ cương trong sinh hoạt, ăn uống?
 
Đúng quy trình và đạt kết quả!
 
Theo đánh giá của bác sĩ chuyên môn, sau 2 tháng điều trị tại PK Bác Ái, sức khỏe ông Đức tốt hơn rất nhiều. Cụ thể, ông Đức ăn uống ngon miệng hơn, huyết áp ổn định, di chuyển nhanh nhẹn, thậm chí có thể đi bơi, tiếng nói rõ ràng, lưu loát và suy nghĩ cũng nhanh nhạy hơn nhiều so với lúc mới đến thăm khám. Ngoài ra, da mặt cũng hết nấm và trở nên hồng hào hơn.
 
Minh chứng cho việc chữa trị có hiệu quả của PK Bác Ái đó là việc đích thân ông Đức đã tự giới thiệu chị gái mình là bà Dương Thanh Hương và anh rể Bạch Thế Dũng (ngụ 39 Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tìm đến điều trị tại PK Bác Ái vào ngày 20/4/2015. 
 
Đó là chứa nói, khi mới điều trị cho chị và anh rể ông Đức được 2 tuần thì cả ba người đều phấn khởi, dành nhiều lời khen cho bác sĩ và PK Bác Ái. Mà không khen sao được khi ông Đức từ đi lại khó khăn đã có thể đi bơi, ông Dũng thì hết vẩy ném trên đầu, viêm khớp giảm, tay hết run nên có thể cầm đũa ăn cơm... 
 
 
Cần phải nói thêm, trước khi đến PK Bác Ái điều trị, ông Dũng được bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) và Trung tân y khoa Medic xác định bị nhồi máu não giai đoạn cấp bán cầu trái, di chứng nhồi máu cũ vùng nhân bèo phải. Tổn thương thiếu máu cũ, dịch hóa trung ương bán cầu phải; tổn thương thiếu máu mới ở vùng nhân xám trung ương bán cầu trái. Ngoài ra, ông Dũng còn được xác định là tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp, suy thận, suy gan, mỡ trong máu, thoái hóa gai xương quanh khớp gối cả 2 bên, loãng xương, phì đại tuyến tiền liệt... Chính vì vậy, sau khi thăm khám và được PK Bác Ái tư vấn, ông Dũng đã tự nguyện đăng ký điều trị ngoại trú trong thời gian 90 ngày. Theo đó, ông Dũng chuyển tạm ứng 120 triệu đồng. Còn bà Hương chuyển tạm ứng 100 triệu đồng. 
 
Điều trị được gần 60 ngày, sức khỏe cả hai đang tiến triển tốt thì bà Hương bất ngờ thông báo gia đình đang có việc nên xin ngưng điều trị và yêu cầu được hoàn trả lại cho bà 70 triệu đồng và 84 triệu cho ông Dũng.
 
Trước yêu cầu của bệnh nhân, sau khi xem xét và trừ tất cả các chi phí, PK Bác Ái đã đồng ý chuyển trả đủ số tiền còn lại theo yêu cầu bệnh nhân. Như vậy sau gần 60 ngày điều trị, bà Hương chỉ thanh toán cho phòng khám 30 triệu, còn ông Dũng là 36 triệu.     
 
Ngoài ra, còn có thông tin rằng bác sĩ tham gia điều trị các bệnh nhân này là Trần Thiên Định, Bùi Ngọc Thuận, Nguyễn Thị Kim Liên và Ciro Gargiulo. Và đây cũng là thông tin không chính xác, có dấu hiệu quy chụp, vì thực tế Bùi Ngọc Thuận chỉ là nhân viên phòng xét nghiệm và thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Liên cũng không hề tham gia điều trị. 
 
Như vậy, đến đây có thể phần nào thấy được sự thật xung quanh thông tin "Ba người trong một gia đình cùng vào chữa bệnh với tổng chi phí lên tới gần 300 triệu đồng. Ai ngờ tốn kém tiền bạc, mà bệnh của mỗi người ngày càng nặng hơn" lan truyền trong thời gian gần đây!
 
Đủ pháp lý!
 
Nghiêm trọng hơn, nguồn thông tin không kiểm chứng này còn cho rằng, bác sĩ Ciro Gargiulo không xuất trình được chứng chỉ hành nghề! Dù thực tế, bác sĩ Ciro Gargiulo đã được Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề số 11224/BYT-CCHN từ năm 2013, ĐH Y dược TP.HCM cấp Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo để khám bệnh, chữa bệnh tại VN số 2824/GCN/ĐHYD-TTĐTNLYT ngày 25/12/2013, Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng đã có công văn 1462/KCM-HN về việc đăng ký hành nghề của bác sĩ Ciro Gargiulo...
 
 
Còn BS. Nguyễn Cao Diễm Kiều cũng đã được Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề số 22632/BYT-CCHN; Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo để khám bệnh, chữa bệnh tại VN số 80/A002/GCN-TTĐTNLYT; Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch tiếng Anh để khám, chữa bệnh tại VN số 1918/GCN-TTĐTNLYT...
 
Không dừng lại ở đó, thông tin này còn cho rằng BS. Nguyễn Thị An Khánh "tự nghỉ việc", "không có bác sĩ phụ trách chuyên môn"... Đây tiếp tục là những thông tin không đúng sự thật. BS. Nguyễn Thị An Khánh đã ủy quyền cho Ths. - BS. Nguyễn Cao Diễm Kiều điều hành, điều này thể hiện rõ trong công văn về việc thay đổi nhân sự tại PK Bác Ái của Sở Y tế TP.HCM ngày 6/5/2015. 
 
Trên thực tế, cùng với LS - BS. Vũ Trọng Hải, BS. Đỗ Hiệp Phố là người phụ trách chuyên môn Khoa Nội tổng hợp. Còn BS. Khánh chỉ phụ trách chuyên Khoa nhi nên trong thời gian BS. Khánh nghĩ bệnh Khoa nhi của phòng khám cũng tạm ngưng hoạt động.
 
Đại diện PK Bác Ái cho rằng, nguồn thông tin này còn ngang nhiên công bố bệnh tình hiện nay của BS.Khánh khi chưa được sự cho phép của cá nhân và gia đình bác sĩ Khánh là đã xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư. Qua đó, phần nào lộ mục đích chính là hạ uy tín phòng khám, gây áp lực đến tinh thần cho gia đình bác sĩ Khánh và làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của phòng khám?
 
Nguồn tin này còn "gây sốc" với chiêu đặt điều vu khống có "Dấu hiệu lừa đảo rõ ràng", "Phòng khám đang bị Công an điều tra"... Dù sự thật là bệnh nhân tự đến để được thăm khám, tư vấn sức khỏe và chi phí nếu có ý định chữa trị rồi mới tự nguyện yêu cầu bác sĩ điều trị. Và các khoản phí được thu đều thể hiện rõ trên hóa đơn giá trị gia tăng theo đúng quy định tài chính... Nên cho đến thời điểm hiện nay, thông tin cơ quan công an điều tra PK Bác Ái là hoàn toàn sai sự thật, bịa đặt có mục đích!
 
Với hàng loạt bằng chứng cho thấy nguồn thông tin lan truyền trong thời gian qua là hoàn toàn sai sự thật, thiếu kiểm chứng và quy chụp có mục đích. Cùng những thiệt hại đã được thống kê từ khi nguồn thông tin này xuất hiện cho đến nay, Phòng khám Y khoa Quốc tế Bác Ái sẽ nhanh chóng hoàn tất thủ tục khởi kiện đòi bồi thường uy tín, danh dự cũng như thiệt hại mà nguồn tin thất thiệt này đã gây ra. 
 
Nhóm PVPL
.