Bỉm Sơn, Thanh Hóa: Đi ngược chỉ thị của Tỉnh ủy
Cập nhật lúc 12:41, Thứ tư, 18/11/2015 (GMT+7)
Do, Bỉm Sơn đi ngược Chỉ thị 16, ngày 10/9/2013 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về công tác DS- KHHGĐ nên việc Phó chủ tịch UBND phường Ba Đình sinh con thứ 3, được thi tuyển chức Chủ tịch phường đã làm nóng dư luận. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(BVPL) - Do, Bỉm Sơn đi ngược Chỉ thị 16, ngày 10/9/2013 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về công tác DS- KHHGĐ nên việc Phó chủ tịch UBND phường Ba Đình sinh con thứ 3, được thi tuyển chức Chủ tịch phường đã làm nóng dư luận.
Ngày 15/11 chúng tôi có buổi làm việc với ông Lê Sỹ Tiến, Bí thư Đảng ủy và ông Phùng Văn Tưởng, Phó Chủ tịch UBND phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn theo đơn thư tố cáo “ông Tưởng sinh con thứ ba vào năm 2013 và lấn chiếm 2m lề đường giao thông…”.
|
Nhà ông Phùng Văn Tưởng lấn chiếm lề đường giao thông |
Ông Tưởng cho biết “được sự đồng ý của Thường vụ Thị ủy nên tôi tham gia thị tuyển chức Chủ tịch UBND phường. Việc sinh con thứ 3 đã được UBND thị xã Bỉm Sơn ra Quyết định số 3688, ngày 31/12/2013 về vi phạm DS – KHHGĐ với hình thức “Khiển trách”. Về Đảng, tôi đã được Chi bộ cơ quan phường Ba Đình ra nghị quyết kỷ luật “khiển trách và ghi hồ sơ”. Còn lấn chiếm được giao thông thì gia đình tôi vận dụng cổng cũ, nếu thực hiện theo quy hoạch thì mất thếm 16 -17 triệu đồng… Ông lý giải “Sở dĩ tôi sinh con thứ ba vì vợ tôi bị…ốm, không thể làm kế hoạch được, gia đình tôi chỉ lấn chiếm 1,45m lề đường giao thông chứ không phải 2m như phản ánh”.
Vấn đề là, ông Phùng Văn Tưởng từ năm 2005 đến 9/2015 ông luôn giữ chức Phó chủ tịch phụ trách công tác văn hóa - xã hội. Trong khi đó, ngày 10/9/2013 Tỉnh ủy Thanh Hóa có Chỉ thị 16 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DS – KHHGD. Ghi rõ: “Đối với đảng viên vi phạm xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; ngoài ra đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo vi phạm phải kiểm điểm trước cấp trên trực tiếp quản lý và làm đơn đề nghị rút khỏi chức danh lãnh đạo hoặc xem xét thuyên chuyển công tác khác. Không bổ nhiệm, không đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong 5 năm đối với cán bộ, đảng viên vi phạm chích sách DS – KHHGĐ”. Không lẽ Chỉ thị nên trên của Tỉnh ủy Thanh Hóa không đi vào đời sống của cán bộ, đảng viên trực thuộc Thị ủy Bỉm Sơn.
Đáng chú ý, mấy năm trở lại đây Bỉm Sơn đã đưa một số cán bộ vi phạm giữa chức vụ chủ chốt cấp phường, xã. Trường hợp ông Tưởng nêu trên chỉ là ví dụ. Đề nghị Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo cấp dưới thực hiện Chỉ thị, nghị quyết đã ban hành một cách nghiêm túc để nâng cao chất lượng cán bộ và niềm tin của nhân dân đối Đảng.
Phạm Ngọc