Sau vụ thảm sát, rất nhiều thân nhân các gia đình bị hại và cư dân trong vùng đã có một chiến dịch vận động nhằm thắt chặt luật kiểm soát súng hiện hành và cấm cá nhân sở hữu súng ngắn.

 


Rõ ràng vấn đề của Hamilton nằm ngoài phạm vi hiểu biết của họ. Không ai có thể biết được tại sao Hamilton lại làm điều đó. Đó là một bí ẩn mà ông ta đã mang xuống mồ. Chưa đầy một tuần sau vụ thảm sát, Dunblane chuẩn bị an táng những người chết. Nữ hoàng Elizabeth II và Công nương Anne đã đến thị trấn nhỏ này để gặp gỡ thân nhân người bị hại. Nữ hoàng Vương quốc Anh đã “khóc ròng” khi nói chuyện với các phụ huynh về con cái họ. Bà, giống như rất nhiều người khác trên thế giới, xúc động trước những tổn thất to lớn mà nhiều gia đình ở Dunblane đã phải gánh chịu.

Sau vụ thảm sát, rất nhiều thân nhân các gia đình bị hại và cư dân trong vùng đã có một chiến dịch vận động nhằm thắt chặt luật kiểm soát súng hiện hành và cấm cá nhân sở hữu súng ngắn. Họ đã đưa cuộc tranh đấu của mình tới tận phố Downing, nơi họ gặp cựu Thủ tướng Anh khi đó là John Major để thảo luận vấn đề. Tháng 4-1996, nhóm vận động đã “trình thỉnh nguyện thư hối thúc thắt chặt kiểm soát súng sau thảm kịch”. Tổng cộng đã có gần 430.000 công dân kí vào tình nguyện thư này. Đây là một con số lớn và rõ ràng là người dân Anh không mấy thoải mái trước luật kiểm soát súng hiện hành.

Kết quả là vài tháng sau đó, Quốc hội Anh đã thông qua luật cấm sở hữu súng ngắn có cỡ nòng quá .22. Năm 1998, luật được mở rộng đến các súng ngắn cỡ nòng nhỏ hơn. Theo luật mới, những người nộp đơn sở hữu súng cần phải có 2 người khác ủng hộ việc họ được nhận giấy phép. Vương quốc Anh nhanh chóng trở nên nổi tiếng là quốc gia áp dụng luật kiểm soát súng nghiêm ngặt nhất thế giới.

 

Theo PL&XH
 

.