Sau cuộc gặp mặt, Al Capone đi xem phim ở Philadelphia. Khi bộ phim kết thúc, có 2 thám tử đang đợi hắn phía bên ngoài. Al Capone bị bắt và tạm giam vì mang vũ khí bị cấm.
Bỏ 11 chiếc nhẫn kim cương ½ cara xuống, Al đưa chúng cho luật sư để lo về vụ Ralp trước khi bị chuyển đến nhà tù ở quận Holmesburg và cuối cùng lại bị chuyển tới nhà tù Penitentiary. Hắn bị giam giữ ở đây cho tới ngày 16/3/1930. Trong thời gian này, ông trùm giao hết việc điều hành cho người anh em là Ralp, Jack Guzik và Frank Niti.
Một vấn đề nữa đến với Capone là khi Ralph cũng bị bắt vì bị buộc tội trốn thuế vào tháng 10 năm đó. Muốn gửi thông điệp tới những tên trùm tội phạm khác, các điệp viên liên bang đã cho phép Ralph tới một trận đấu boxing với đôi tay bị còng. Đặc biệt, điệp viên Elmer Irey đã theo dõi Ralph trong nhiều năm trời. Ralph hoàn toàn trái ngược với người anh em Al Capone của mình và ít được tham gia các vấn đề về kinh doanh hay những cuộc chuyển giao tài chính. Ralph vừa lười biếng, hay ghen tị lại thêm phần ngu dốt. Chính vì thế hắn trở thành một mục tiêu lớn cho một điệp viên kho bạc đầy tham vọng là Eliot Ness và Nels Tessem, một điệp viên đầy tài năng chuyên theo dõi tình hình tài chính và việc kinh doanh của Ralph. Nitti và Guzik đã phải ra hầu tòa một vài ngày về các vấn đề thuế má sau khi bị các điệp viên này phanh phui.
Khi Al Capone ở trong tù, Ralph, Guzik và Nitti điều hành việc kinh doanh, điệp viên Ness được giao nhiệm vụ thu thập các bằng chứng vi phạm pháp luật, trốn thuế và các hoạt động kinh doanh phi pháp của Al Capone.
Giữa tháng 3/1930, Al Capone được ra tù trước thời hạn một vài tháng vì thái độ tốt. Một tuần sau, Frank J.Loesch, vị lãnh đạo của tổ chức chống tội phạm của Chicago, đã đưa ra danh sách những kẻ thù của công chúng, trong đó dẫn đầu là Al Capone, Ralph Capone, Frank Rio, Jack McGurn, và Jack Guzick cùng với tất cả tay chân của Al.
Danh sách này được công bố trên nhiều tờ báo và nhanh chóng được tổ chức FBI chọn làm danh sách những tên tội phạm bị truy nã đặc biệt.
Chính vì điều này đã khiến Al Capone trong mắt công chúng trở thành kẻ thù số 1 của họ. Việc này khiến hắn vô cùng giận dữ, cảm thấy bẽ mặt vì bị giới công an làm nhục thông qua báo chí.
Cùng trong tháng đó, Elmer Irey tới Chicago để gặp một điệp viên khác cũng làm trong kế hoạch bắt Al Capone là Arthur P. Madden để vạch ra chiến lược. Mọi việc trở nên rõ ràng hơn khi họ quyết định tìm một kẻ gián điệp trong hàng ngũ tổ chức của Al Capone. Chỉ khi làm điều này, kế hoạch đưa Al Capone vào tù theo lệnh của tổng thống mới được thi hành trong thời gian sớm nhất. Trước khi quay trở lại Washington, Irey dành hai ngày để thăm dò khách sạn Lexington, chứng kiến sự xa hoa và quyền lực của ông trùm Capone với tư cách là một thương gia. Trong khi làm điều này, một ý tưởng lóe lên đầu ông: Ông sẽ cử 2 điệp viên giả danh, gia nhập thế giới ngầm và tiếp cận và tổ chức của Al Capone.
“Sự lựa chọn lý tưởng nhất là Michael J. Malone… Người này là một diễn viên giỏi, với khả năng rất nhanh nhạy. Với một tinh thần thép, một trí óc rất thông minh, cộng với vẻ bề ngoài của người Địa Trung Hải, khả năng nói tiếng Ý không phải bàn, chắc chắn Malone làm được nhiệm vụ này”, Irey nghĩ. Và một điệp viên nữa cũng sẽ được chọn để tham gia vụ phiêu lưu mạo hiểm này.
Malone, dưới cái tên De Angelo, và một mật vụ khác là Graziano được cảnh sát "khoác" lên lý lịch bất hảo của hai tên gangster. Họ phải làm việc một cách cẩn trọng vì chân tay của Capone không thiếu gì người có khả năng lần ra gốc tích của hai viên cảnh sát. Ngoài ra, tham gia trong vụ này còn có Frank J. Wilson, 43 tuổi, làm trung gian đưa tin cho De Angelo và Graziano với cảnh sát.
Liệu Malone có thành công với kế hoạch làm gián điệp lọt vào tổ chức của Al không? Mời các bạn đón đọc Trùm mafia khét tiếng nước Mỹ (Kỳ 21) vào SÁNG SỚM ngày 21/12/2013.
Theo Khampha