Lật lại hồ sơ gã không tặc bí ẩn nhất mọi thời đại - Kỳ cuối
Cập nhật lúc 10:22, Thứ năm, 25/04/2013 (GMT+7)
Nhiều người lo ngại nham thạch có lẽ đã phá hủy toàn bộ những bằng chứng mà Cooper để lại. Thậm chí, có mật vụ FBI còn khẳng định Cooper đã chết sau cú nhảy. (vụ cướp khét tiếng, không tặc “huyền thoại”, FBI, Dan Cooper)
(BVPL) - Nhiều người lo ngại nham thạch có lẽ đã phá hủy toàn bộ những bằng chứng mà Cooper để lại. Thậm chí, có mật vụ FBI còn khẳng định Cooper đã chết sau cú nhảy.
Nhiều người lo ngại nham thạch có lẽ đã phá hủy toàn bộ những bằng chứng mà Cooper để lại. Thậm chí, có mật vụ FBI còn khẳng định Cooper đã chết sau cú nhảy. Song giả thuyết này không bao giờ được xác nhận sau vụ núi lửa phun trào. Về số tiền 200.000 USD mà Cooper đòi, FBI đã chuyển một bản danh sách dài 34 trang ghi lại 100.000 số serie của từng tờ tiền mà họ đã đưa cho Cooper. Ngoài vài bó tiền tìm thấy bên sông, cho đến nay người ta vẫn chưa hề phát hiện một tờ nào được tiêu.
Thậm chí, có người còn trao giải thưởng 100.000 USD để đổi lấy một tờ tiền 20 USD có số serie được ghi lại, nhưng không ai đứng ra nhận giải. Số tiền thưởng 30.000 USD của hãng hàng không Northwest Orient và một tờ báo ở Seattle cũng như vậy. Nếu Cooper có đồng phạm, rõ ràng họ rất trung thành với tên không tặc “huyền thoại”.
Gần đây nhất, vào ngày 25-5-2002, một người đàn ông có tên Augusto Lakandula, với những vấn đề tài chính nghiêm trọng, đã mang theo một quả lựu đạn và một khẩu súng để cướp tiền của 277 hành khách trên một máy bay của hãng hàng không Philippines Airlines, rồi nhảy dù tự chế ở độ cao 1,8km. Thi thể của anh ta sau đó được tìm thấy ở một khu rừng cách Manila khoảng 40 dặm về phía Đông. Dù rằng D.B. Cooper không phải là tên không tặc đầu tiên cũng như cuối cùng, song theo thời gian, tấm màn bí ẩn quanh vụ cướp khét tiếng này vẫn bao trùm và trở thành mối quan tâm của không ít người, đặc biệt những người muốn trở thành thám tử tại Mỹ.
Theo PL&XH
.