Nữ phát thanh viên có giọng đọc cuốn hút tới ma mị và bản kết tội phản quốc.
 
 
Theo đánh giá của quân đội, chương trình không gây ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần của quân lính, thậm chí nó còn nâng cao tinh thần cho họ một chút. Mối quan tâm duy nhất của họ là phát thanh viên tên “Annie” mang lại cho họ ấn tượng về một cô gái rất thông minh, giọng đọc có sức hút đến ma mị.
 
Ngày 19/4/1945, Iva Toguri kết hôn với Felipe Aquino, một công dân gốc Phần Lan. Đám cưới của họ được đăng ký ở đại sứ quán Phần Lan tại Tokyo. Sau đó, cô tiếp tục làm việc cho chương trình “Không giờ” cho tới khi chiến tranh kết thúc.
 
Hậu chiến
 
Tháng 9/1945, sau khi giới báo chí tuyên bố Iva Aquino chính là “Bông hồng Tokyo”, lực lượng quân đội Hoa Kỳ đã bắt giam cô. Cơ quan tình báo FBI thực hiện một cuộc điều tra quy mô lớn để quyết định xem Iva Aquino có phạm tội chống lại đất nước Hoa Kỳ hay không. Tháng 10 năm đó, chính quyền tuyên bố không đủ bằng chứng kết tội cô và Iva được thả.
 
Được vài tháng, Iva Aquino yêu cầu passport Hoa Kỳ. Một nhóm cựu chiến binh Mỹ biết điều này và giận dữ vì không muốn người phụ nữ có biệt danh “Bông hồng Tokyo” trở lại đất nước. Họ yêu cầu cần coi Iva như là kẻ phản bội và không chào đón cô trở lại.
 
Cuộc tranh cãi công khai đã khiến Bộ Tư pháp xem xét lại vấn đề, và cơ quan tình báo FBI được yêu cầu điều tra lại vấn đề. Kết quả các cuộc điều tra của FBI cần dựa trên những hoạt động của Iva Aquino trong 5 năm vừa qua.
 
Trong suốt thời gian điều tra, FBI đã phỏng vấn hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ và những người đã phục vụ cho cuộc chiến tại Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới II, cũng không quên xem lại những tài liệu đã bị lãng quên của Nhật Bản cũng như các bài phát thanh của Iva trên đài. Tuy nhiên, phần nhiều cuộc ghi âm này bị phát hủy nên không có đủ bằng chứng truy tố Iva Aquino vào năm 1946.
 
Bộ Tư pháp khởi xướng cần nỗ lực hơn nữa để có những bằng chứng đủ để kết tội Iva Aquino. Họ phát hành một bài báo yêu cầu tất cả những binh lính Hoa Kỳ, những thủy thủy đã từng nghe chương trình phát thanh của Tokyo và những ai nhận ra được giọng của phát thanh viên lien lạc với FBI. Không chỉ có thế, họ gửi phóng viên và luật sư tới Nhật Bản để tìm kiếm các nhân chứng khác.
 
Với nhân chứng và bằng chứng mới, luật sư Hoa Kỳ ở San Francisco triệu tập một bồi thẩm đoàn, và Iva Aquino bị truy tố về một số tội danh vào tháng 9/1948. Cô bị bắt tại Nhật Bản và đưa về Mỹ dưới sự giám sát của quân đội. Sau đó họ bàn giao Iva cho FBI với tội phản quốc, hỗ trợ Chính phủ Hoàng gia Nhật bản trong suốt chiến tranh Thế giới II.
 
Liệu Iva Aquino có bị kết tội? Và câu chuyện về cô phát thanh viên nhiều năm sau này đã được Tổng thống xin lỗi như thế nào? Mời các bạn đón đọc Bông hồng Tokyo và phiên tòa thế kỷ (Kỳ 3) vào SÁNG SỚM ngày 16/2/2014.
 
Theo Khám phá
.