Ngày 30/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Quốc vụ khanh phụ trách Chính sách Thương mại Vương Quốc Anh, Greg Hands và Chủ tịch tập đoàn năng lượng của Anh, Enterprize Energy, Ian Raymond Hatton - đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam để xúc tiến Dự án điện gióThăng Long Wind (thanglongwind), ngoài khơi biển Kê Gà, Bình Thuận, theo Đại sự quán Anh tại Việt Nam.

Theo thanglongwind, Dự án đã được khảo sát, nghiên cứu trong nhiều năm, nằm ngoài khơi cách bờ biển Bình Thuận (tính từ mũi Kê Gà trở ra) khoảng 50 km, diện tích trên 2.000 km2, có tốc độ gió bình quân 9,5m/s; kết cấu trụ gió đặc biệt, các tua bin có thể có công suất khác nhau. Những tua bin đầu tiên được xây dựng có công suất khoảng 9,5MW, sau đó sẽ được tăng lên 10MW, 12MW.

leftcenterrightdel
Thăng Long Win có công suất 3.400 MW, trải trên điện tích 2.000 km2, tổng vốn đầu tư gần 12 tỉ USD, là dự án điện gió ngoài khơi lớn nhất Việt Nam và Thế giới. Ảnh: Thanhlongwind. 

Thăng Long Wind là siêu sự án điện gió, tổng công suất 3.400MW, được chia ra 6 phân kỳ đầu tư, bao gồm 5 giai đoạn 600MW và một giai đoạn 400MW. Giai đoạn 600MW đầu tiên sẽ bao gồm 64 tuabin 9,5MW dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Các giai đoạn 600MW còn lại dự kiến sẽ được vận hành vào năm 2026.

Vốn đầu tư được thu xếp cho toàn bộ dự án tương ứng khoảng 11,9 tỷ USD, chưa kể phần đầu tư cho kết nối vào hệ thống điện quốc gia. Enterprize Energy cho biết sẵn sàng xem xét đầu tư bổ sung nâng cấp lưới điện cho Dự án nếu được Chính phủ cho phép.

Dự án Điện gió Thăng Long là dự án được đầu tư bởi liên danh các công ty năng lượng, đứng đầu là Tập đoàn Năng lượng Enterprize và các đối tác nước ngoài, bao gồm Société Générale (SOC GEN), MHI Vestas Offshore Wind (MVOW), ODE; Đối tác trong nước: Vietsovpetro, PVC - MS, EVN PECC3, Haduco, Hemera Media. Mitsubishi Vestas Offshore Wind, một liên doanh của Vetas Wind System A / S và Mitsubishi Heavy Industries Ltd, sẽ cung cấp các tuabin gió.

leftcenterrightdel

Lễ công bố giấy phép khảo sát dự án Thanglong Wind ngoài khơi mũi Kê Gà - Bình Thuận. Ảnh: thanhlongwind.

Tổ hợp nhà đầu tư đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận và được UBND tỉnh Bình Thuận chấp nhận đầu tư. Dự án đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét giữa năm 2018.

Ngày 7/9/2018, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 7250/BCT-BN, về việc đề nghị Công ty Năng lượng Enterpize thực hiện một số quy trình để đảm bảo dự án hoàn thành được các thủ tục cần thiết với các bộ, ngành liên quan.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, ngày 12/6/2019, Bộ Công Thương đã có văn bản chính thức số 4146/ BCT – ĐL, cho phép nhà đầu tư Enterprize Energy triển khai khảo sát chi tiết kèm theo văn bản số 01/EEVN ngày 11/3/2019, tại khu vực biển ngoài khơi mũi Kê Gà, Bình Thuận.

leftcenterrightdel

Đại diện Enterprize Energy và Vietsovpetro / PVC MS ký kết biên bản ghi nhớ (MOU). Ảnh: thanhlongwind.

Ngày 22/7, tại Hội nghị Thượng đỉnh Năng lượng Việt Nam 2020, Hà Nội, đại diện Tập đoàn Năng lượng Enterprize - chủ đầu tư dự án điện gió Thăng Long Wind và nhà thầu chế tạo trong nước Vietsovpetro / PVC MS đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) để cung cấp thiết bị và dịch vụ cho Dự án.

Phạm vi công việc do Liên danh Vietsovpetro & PVC-MS đảm nhận dự kiến bao gồm thiết kế xây dựng, chế tạo, hạ thủy, vận chuyển, lắp đặt kết cấu móng và các dịch vụ hỗ trợ bổ sung. Dự án này sẽ tận dụng năng lực thi công kết cấu của Việt Nam thông qua Vietsovpetro và PVC-MS, giúp Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu Đông Nam Á về phát triển điện gió ngoài khơi.

Theo ông Ian Hatton, Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Enterprize, Việt Nam có tổng công suất gió ước tính khoảng 513.360 MW, lớn nhất Đông Nam Á. 

Văn Nguyễn