Mặc dù tổng tài sản giảm tỷ đô nhưng ngân hàng Vietcombank vẫn vượt qua GAS để trở thành “trùm chứng khoán”.

 


Mặc dù tài sản giảm mạnh nhưng trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCB của Vietcombanl vẫn là một trong những mã tăng trưởng mạnh nhất trong ngành ngân hàng. Đà tăng này giúp cho VCB vượt qua GAS để trở thành “trùm chứng khoán” – cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường. GAS độc chiếm "danh hiệu" này trong suốt thời gian dài qua.

Cụ thể, giá cổ phiếu VCB đã tăng 14.000 đồng/CP, tương ứng 43,89% lên 45.900 đồng/CP. Đà tăng này giúp vốn hóa thị trường của VCB có thêm 37.310 tỷ đồng lên 122.324,43 tỷ đồng tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 2/6.

Trong khi đó, do chịu sức ảnh hưởng từ giá dầu “lao dốc”, “trùm chứng khoán” GAS ngày càng mất giá. Sau 5 tháng giao dịch, tại thời điểm cuối cùng của ngày 2/6, GAS giảm 8.200 đồng/CP xuống 61.500 đồng/CP so với cuối năm 2014. Đà giảm của GAS chưa có dấu hiệu dừng lại.

Sau 5 tháng, vốn hóa thị trường của Tổng Công ty Khí Việt Nam giảm 15.539 tỷ đồng xuống 116.505,48 tỷ đồng. Như vậy, kể từ cuối ngày 2/6/2015, VCB vượt qua GAS để trở thành cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Hiện tại, vốn hóa thị trường của VCB đang lớn hơn GAS gần 6.000 tỷ đồng. Khoảng cách này còn hứa hẹn sẽ nới rộng hơn khi đà tăng giá của cổ phiếu VCB chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi đó, GAS vẫn trên đà đi xuống.

Có thể thấy, việc tài sản giảm quá nhiều không ảnh hưởng tới giá cổ phiếu VCB trên sàn Tp.HCM.

Nhiều ngân hàng giảm tài

Trong quý 1, Vietcombank không phải ngân hàng duy nhất chứng kiến tài sản giảm mạnh. Bên cạnh Vietcombank còn có ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngân hàng Nam Á (NamaBank), ngân hàng Phương Đông (OCB).

Tại thời điểm cuối kỳ, tài sản có của NamaBank là 33.583,43 tỷ đồng, giảm 3.709,57 tỷ đồng, tương ứng 10% so với cuối năm 2014. Chỉ tiêu Tiền, vàng gửi tại các tổ  chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác là nguyên nhân chính cho sự giảm sút này khi chỉ đạt 10.209,81 tỷ đồng, giảm hơn 4.600 tỷ đồng.

Một số chỉ tiêu khác của NamaBank cũng đi lùi như hoạt động mua nợ và tài sản cố định.

Eximbank có tốc độ giảm tài sản mạnh tương đương tại Namabank. Tại thời điểm 31/3/2015, tài sản của ngân hàng chỉ còn 144.917,26 tỷ đồng, giảm 16.244,51 tỷ đồng, tương ứng 10,08% so với cuối năm 2014.

Tại OCB, tổng tài sản có tốc độ giảm nhẹ hơn. Cuối kỳ, tài sản của OCB đạt 37.962,06 tỷ đồng, giảm 1.132,85 tỷ  đồng, tương ứng 2,9% so với cuối năm 2014.

Đa số các chỉ tiêu trong danh mục Tài sản của OCB đều giảm nhẹ. Trong đó, cũng như các ngân hàng khác, chỉ tiêu Tiền, vàng gửi tại các tổ  chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác “rơi rụng” nhiều nhất.

Cụ thể, chỉ tiêu này giảm từ 4.554,84 tỷ đồng cuối năm 2014 xuống 2.768,59 tỷ đồng cuối tháng 5/2015. Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác cũng tăng trưởng âm có thể kể đến như Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Chứng khoán đầu tư, Góp vốn đầu tư dài hạn và Tài sản cố định.

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MBB) cũng ghi tên mình vào danh sách các đơn vị có tài sản giảm. Mặc dù các chỉ tiêu kinh doanh khá tốt nhưng tổng tài sản đạt của MBB đạt khoảng 197.160 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,6% so với cuối năm 2014.

Tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng đi lùi. Tại thời điểm 31/3/2015, tổng tài sản tại SHB đạt 165.929,9 tỷ đồng, giảm 3.105,65 tỷ đồng, tương ứng 1,8% so với cuối năm 2014.

Có thể thấy, kết thúc quý 1/2015, tài sản của một số ngân hàng sụt giảm khá mạnh.
 

Theo VTC News
 

.