Lãi suất cơ bản đang là một vấn đề gây tranh cãi lớn vì có sự vênh nhau giữa các luật. Đặc biệt, trên thực tế, khái niệm lãi suất cơ bản gần như không tồn tại trong hoạt động tín dụng.



Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu từng là Thống đốc lại có ý kiến: "Thực tế không có LSCB, các nước cũng không có... Về LSCB theo quy định tại Điều 483, đây là vấn đề khó. Hiện nay, chúng ta không có LSCB. Nói trung thực là như thế".

Phó Chánh án Tòa án NDTC Tống Anh Hào lại yêu cầu phải có LSCB để Tòa án có cơ sở giải quyết nhiều vụ việc tranh chấp.

Ông phân tích: "Theo Điều 476 của Bộ luật Dân sự hiện hành, lãi suất theo thỏa thuận quy định không được vượt quá 150% LSCB. Ở Điều 91 của Luật Các tổ chức tín dụng thì lãi suất theo thỏa thuận. Đối với các tranh chấp trong tổ chức tín dụng, hiện Tòa án giải quyết theo lãi suất thỏa thuận, còn ngoài tổ chức tín dụng thì giải quyết theo Điều 476"...

Những ý kiến này đã đặt vấn đề 'lãi suất cơ bản' trước đòi hỏi phải xem xét thận trọng và kỹ lưỡng để phù hợp với thực tế.

Trong khi đó, với các TCTD Việt Nam thì đã có hẳn một Bộ luật điều chỉnh là Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010.

Trong đó, Điều 91 nêu rõ: "2- Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. 3- Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng".

Theo VEF

.