Khách hàng Agribank Mạc Thị Bưởi 'kêu cứu' Trách nhiệm thuộc về ai?
Cập nhật lúc 21:15, Thứ tư, 25/03/2015 (GMT+7)
Đặt niềm tin vào "người của ngân hàng", số tiền 400.000 EUR của ông Nghị đang có nguy cơ "mất trắng" khi sổ tiết kiệm bị cán bộ ngân hàng thế chấp vay 10,4 tỷ đồng. ( Mạc Thị Bưởi, Agribank, Ngân hàng Nhà nước)
Đặt niềm tin vào “người của ngân hàng”, số tiền 400.000 EUR của ông Nghị đang có nguy cơ “mất trắng” khi sổ tiết kiệm bị cán bộ ngân hàng thế chấp vay 10,4 tỷ đồng.
Chị Yến, một chủ sạp nước đường Trần Hưng Đạo, Q.1 bổ sung: “Agribank là ngân hàng lớn mà còn để xảy ra tình trạng đó, lần sau nếu có tiền, thử hỏi còn ai dám mang đi gửi nữa”.
Bên cạnh ý kiến bảo vệ “vị khách hàng không may mắn”, một số độc giả khác cũng bày tỏ thái độ vừa thương lại vừa trách tại sao gửi một số tiền lớn như vậy mà ông Nghị lại bất cẩn không vào gửi trực tiếp tại quầy giao dịch lại đi gửi thông qua một người không còn làm việc ở ngân hàng.
Theo bạn Hạnh, cựu sinh viên ĐH KHXH - NV TP.HCM: “Tội bác Nghị quá, nhưng bác gửi tiền sao lại không vào phòng giao dịch ngân hàng, lại còn ký trên nhiều tờ giấy trắng chưa có nội dung như thế. Nhất là đối với một số tiền lớn như vậy”.
Thiết nghĩ, ngân hàng cần có biện pháp thích hợp nhằm xử lý và bảo vệ tài sản của người gửi tiền, người sử dụng dịch vụ ngân hàng. Có như vậy, người dân mới không “trữ” tiền tại nhà, tránh những sự cố đáng tiếc và góp phần làm cho dòng tiền được lưu thông.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM nói: “Agribank đã có tờ trình gửi đến Ngân hàng Nhà nước trình bày vấn đề trên đồng thời đề nghị cơ quan công an vào cuộc và hiện đang chờ kết luận của cơ quan điều tra. Việc mạo danh hiện cũng chưa có kết luận cụ thể và ngân hàng vẫn đang chờ kết luận của cơ quan điều tra, người thực hiện hành vi đó cũng đang bị truy nã để làm rõ vụ việc”.
Theo Người tiêu dùng
.